Thông điệp hăm dọa của Trung Quốc

10:24, 12/07/2014
|

(VnMedia) - Trung Quốc mới đây đã tiết lộ những đoạn băng hình hiếm hoi về “cuộc chiến” tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông của nước này. Một nhà phân tích nổi tiếng thế giới nhận định, những đoạn băng hình đó mang theo một thông điệp hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông.
 

Ảnh minh họa
Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên khai mạc cuộc họp sáng nay. (Ảnh: Nhandan) - See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-quoc-te/SOM-ASEAN-Cuoc-hop-dac-biet-cua-cac-quan-chuc-cao-cap-ASEAN/121702.vtv#sthash.iJmioISa.dpuf


Trung Quốc hung hăng đâm tàu Việt Nam ngay giữa vùng biển của Việt Nam


"Chúng tôi ở đây! Đảo Hoàng Nham! Lá cờ tổ quốc đã được kéo lên”, một phóng viên Trung Quốc vui mừng reo lên khi lá cờ đỏ của Trung Quốc được kéo lên một bãi đá san hô ở ngay ngời khơi phía tây bắc của Philippines.
 
Ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia, các thủy thủ Trung Quốc đã thực hiện nghi lễ chào cờ trong lễ kéo cờ ngay trên boong tàu để thể hiện sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với bãi cạn James – khu vực chỉ cách bờ biển gần nhất của Malaysia có 80km. Trong một diễn biến nguy hiểm hơn, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã ngang nhiên đâm thẳng vào một tàu nhỏ hơn của Việt Nam ở vùng biển của Việt Nam.
 
Những hình ảnh được ghi lại ở trên, trong đó có cả những hình ảnh mà nhiều người chưa bao giờ được chứng kiến trước đây, đã được chọn lọc ra từ một bộ phim tài liệu gồm 8 phần với nhan đề “Hành trình trên Biển Đông” mà Trung Quốc đã phát sóng trên đài truyền hình trung ương CCTV 4 từ ngày 24 đến 31/12 năm ngoái. Với lời dẫn chuyện bằng tiếng Trung Quốc kèm theo phụ đề tiếng Anh, bộ phim tài liệu cũng đã được đưa lên trên website của CCTV để tất cả thế giới có thể xem.
 
Trong một đất nước vốn nổi tiếng thích giữ bí mật, bộ phim tài liệu dài hơn 3 giờ đồng hồ đã cho người ta một cái nhìn hiếm hoi vào việc Trung Quốc đã nỗ lực trong bóng tối để tìm cách xác lập chủ quyền ở những vùng biển chiến lược như thế nào, do thám các nước có tranh chấp khác như thế nào và dần dần tạo dựng một sự hiện diện vũ trang như thế nào để ngăn chặn các nước thách thức đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc cũng như sự bành trướng hiện nay của nước này.
 
Toàn bộ câu chuyện trong bộ phim tài liệu được kể dưới con mắt của các phóng viên CCTV đi theo các đoàn thăm dò, tuần tra hay các lực lượng thực thi pháp luật, ngư dân và chuyên gia hàng hải của Trung Quốc trong những hành trình ở Biển Đông.
 
“Thông điệp ớn lạnh”
 
Ông Carl Thayer – một chuyên gia nổi tiếng chuyên nghiên cứu về tình hình Biển Đông, cho rằng, bộ phim tài liệu của Trung Quốc là nhằm đến nhiều đối tượng người xem. Thực tế về việc bộ phim được nói tiếng Trung Quốc nhưng có phụ đề tiếng Anh đã cho thấy đối tượng khán giả chủ yếu của nó là người dân trong nước nhưng nó cũng nhằm mục đích để phát đi thông điệp cảnh báo đối với chính phủ của các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông, ông Thayer đã nhận định như vậy.
 
"Bộ phim là một hình thức bảo đảm với người dân Trung Quốc rằng chính phủ Trung Quốc đang ở tuyến đầu trong việc bảo vệ những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Thayer đã đưa ra nhận định như vậy trên tờ GMA.
 
Cũng theo nhà phân tích Thayer, bộ phim tài liệu cũng là “một thông điệp ớn lạnh mà Trung Quốc muốn gửi đến các nước có tranh chấp, theo đó Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực như đâm tàu để thực thi cái gọi là ‘quyền chủ quyền’”.
 
"Từ khi bộ phim tài liệu được công bố, bằng chứng ngày càng trở nên rõ ràng về việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đang áp dụng hình thức đâm tàu như một chiến thuật” trong tranh chấp, ông Thayer phân tích.
 
Cùng với tiếng nhạc êm dịu, bộ phim tài liệu dài còn ghi lại những hình ảnh đẹp nên thơ ở Biển Đông mà nước này nói là chứa đựng trữ lượng lớn hydrocarbon và nguồn hải sản phong phú cùng với một loạt quần đảo, đảo nhỏ với những bờ biển có bãi cát trắng. Bộ phim tài liệu của Trung Quốc rõ ràng được dựng lên để kích thích chủ nghĩa dân tộc trong người dân Trung Quốc và để tuyên truyền về tính cấp thiết của việc bảo vệ khu vực lãnh thổ ngoài khơi nằm ngoài đảo Hải Nam mà nước này tự nhận là của mình.
 
Bị chỉ trích bởi Mỹ, phương Tây cũng như các nước Châu Á về sự hung hăng trong bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc đang sử dụng bộ phim tài liệu để tiếp tục bảo vệ, biện minh cho lập trường của họ. Trong cuốn phim tài liệu, Trung Quốc vẫn đưa ra những tài liệu, bằng chứng không đầy đủ, mang tính suy diễn để đòi chủ quyền với hầu hết Biển Đông.
 
Trong một nỗ lực nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, bộ phim tài liệu của Trung Quốc đã nhấn mạnh đến sự kiện nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
 
Trước đó, hồi tháng 6 năm 2012, Bắc Kinh đã ngang ngược thông qua việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý hơn 200 đảo nhỏ, bãi cát và bãi đá ngầm ở 3 quần đảo lớn ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Sau khi dựng lên chính quyền ở đây, Trung Quốc rầm rộ xây dựng cơ sở hạ tầng và còn đưa quân đến đồn trú ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” này. Đây là một trong những động thái gây sóng gió lớn nhất ở Biển Đông trong thời gian qua của Trung Quốc..
 
Trong một đoạn nội dung thể hiện sức mạnh và hỏa lực, bộ phim tài liệu đã ghi lại hình ảnh lực lượng hải giám Trung Quốc trên bong tàu, chĩa súng trường về phía một mục tiêu giả định trong một cuộc tập trận chiến đấu. Mặc dù không có màn phô trước sức mạnh rầm rộ nhưng phần nội dung trên phản ánh chiến lược của Trung Quốc trong việc đưa lực lượng bán quân sự lên tuyến đầu ở Biển Đông thay vì đưa quân đội ra để tránh đem lại lý do cho quân đội Mỹ và các lực lượng đồng minh can thiệp quân sự vào khu vực.
 
Trong khi khoe hỏa lực, Trung Quốc cũng tìm cách xóa bỏ nỗi quan ngại, lo sợ của nước láng giềng và cộng đồng quốc tế về sự hiện diện ngày càng lớn của nước này ở Biển  Đông gây nguy hiểm đến sự tự do hàng hải. Trung Quốc đã cố minh họa mình là hình ảnh một “thiên thần bảo vệ” ở vùng biển tranh chấp với việc đưa thông tin về việc cứu các thủy thủ nước ngoài. Trung Quốc tuyên bố trong bộ phim tài liệu rằng, từ năm 2007 đến 2012, tàu tuần tra của họ đã cứu 18.000 người. Tuy nhiên, bộ phim tài liệu lại phát đi một thông điệp rõ ràng rằng, Trung Quốc sẽ không ngần ngại hành động khi “lợi ích bị đe dọa”. Bộ phim này đã phát đi hình ảnh vụ đụng độ năm 2007, trong đó Trung Quốc đã ra lệnh cho một tàu thực thi luật hàng hải của nước này đâm thẳng vào một tàu của Việt Nam ở ngay giữa vùng biển của Việt Nam. Bộ phim tài liệu đó còn nhắc đến vụ hải chiến năm 1974 giữa Trung Quốc với Việt Nam. Khi đó, Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Thông qua toàn bộ nội dung bộ phim tài liệu, người ta có thể thấy rõ một điều, Trung Quốc đã và sẵn sàng sử dụng vũ lực, sức mạnh để giành quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp trong khu vực.


Kiệt Linh - (theo GMA)

Ý kiến bạn đọc