Cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ thiếu sắt

13:25, 12/06/2015
|

(VnMedia) Đó là thông tin được PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết tại buổi lễ khởi động chương trình bổ sung vi chất sắt trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em nông thôn ngày 11/6.

 PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, ở nông thôn cứ 4 cháu thì có 1 cháu thiếu các vi chất như sắt, kẽm, vitamin. Nguyên nhân là do khẩu phần ăn chưa đa dạng, thiếu các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, trứng và rau củ quả; bên cạnh đó là môi trường chưa sạch khiến các cháu nhiễm giun móc. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, tầm vóc của trẻ, vì vậy trẻ cần phải được bổ sung thêm chất sắt.

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hổng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hổng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo Tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi hemoglobin dưới giới hạn sau:

Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb dưới 110 g/l.
Trẻ 6 tuổi - 14 tuổi: Hb dưới 120 g/l.
Trưởng thành: Nam: Hb dưới 130/1. Nữ: Hb dưới 120g/1. Nữ có thai: Hb dưới 110 g/1.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân thiếu sắt

- Cung cấp sắt thiếu
- Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguổn gốc động vât.
- Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít).
- Hấp thu sắt kém
- Giảm độ toan dạ dày.
- Tiêu chảy kéo dài.
- Hội chứng kém hấp thu.
- Dị dạng ở dạ dày - ruột.
- Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày - tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục.
- Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng.

Triệu chứng thiếu sắt

Triệu chứng lâm sàng:

- Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra sớm từ tháng thứ 2 - 3 ở trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi.
- Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt từ từ.
- Mệt mỏi, ít hoạt động.
- Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, móng bẹt dễ gãy ít gặp ở trẻ em.

Triệu chứng xét nghiệm

- Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hổng cầu nhỏ. Huyết sắc tố giảm nhiều hơn số lượng hổng cầu.
- Sắt huyết thanh giảm < 10 p,mol/l (bình thường 11 - 28 p,mol/l).

Phòng bệnh

Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai, lưu ý tới những trẻ có nguy cơ như các trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ dưới 3 tuổi, trẻ bị thiếu sữa mẹ và các bà mẹ có thai.

Thời gian có thai, cho mẹ ăn chế độ ăn giàu sắt, các bà mẹ có thai bị thiếu máu thiếu sắt điều trị bằng các chế phẩm sắt.

Giáo dục dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung nước hoa quả từ tháng thứ 2 - 3, cho ăn bổ sung thức ăn thực vât và động vât.

Với trẻ đẻ non, sinh đôi, thiếu sữa mẹ nên dùng sữa, thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20 mg/ngày từ tháng thứ 2.

Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc