Mỹ thử loại vũ khí phòng không "độc nhất vô nhị"

11:21, 24/12/2015
|

(VnMedia) - Nhà thầu xuất vũ khí hàng đầu Mỹ General Atomics đang có kế hoạch bắt đầu thử nhiều vũ khí công nghệ laser uy lực lớp 150 kilowatt vào tháng tới. Nhà thấu trên cũng kỳ vọng Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt Không quân Mỹ (AFSOC) sẽ sớm trang bị vũ khí hiện đại này cho chiến đấu cơ AC-130.

Một số công ty phát triển vũ khí công nghệ laser và AFSOC đang xem xét tất các loại vũ khí trên, trả lời phỏng vấn tờ Breaking Defense, Trung tướng Bradley Heithold, lãnh đạo AFSOC cho hay.

Tướng Heithold cho biết thêm rằng: “Loại công nghệ này phù hợp cho việc lắp đặt trên máy bay chiến đấu AC-130”.

General Atomics, hãng sản xuất vũ khí đã chế tạo thành công loại máy bay không người lái MQ-1 Predator, đang lên kế hoạch trang bị công nghệ laser thuộc hệ thống phòng thủ sử dụng tia laser lỏng năng lượng cao (HELLADS) cho loại máy bay không người lái phản lực mới Predator C Avenger.

Bên cạnh đó, các vụ thử bắn đạn thật sẽ được tiến hành tại bãi phóng tên lửa White Sands, bang New Mexico khu vực tây nam nước Mỹ, nơi vũ khí công nghệ laser có thể phóng đi nhằm tiêu diệt nhiều mục tiêu trên không trong vòng 18 tháng tới.

Theo Tạp chí Defense News, loại vũ khí công nghệ laser mới này có thể phóng ra luồng siêu nhiệt tàng hình và không gây tiếng động thông qua việc sử dụng năng lượng điện từ các loại vật liệu làm bằng đất hiếm để kích hoạt các electron và phát năng lượng.

“Lý do mà chúng tôi muốn trang bị loại vũ khí này trên chiến đấu cơ AC-130 ngay lúc này vì khi chiến đấu cơ AC-130 bắt đầu sử dụng vũ khí động học và ngay lập tức ai cũng biết sự hiện điện của nó”, Tướng Heithold cho biết, đồng thời thêm rằng: “Điều tôi mong muốn là loại vũ khí lắp đặt trên máy bay chiến đấu có thể tác chiến mà không gây tiếng động”.

Trong khi đó, ông Michael Perry - Phó chủ tịch phụ trách về chương trình laser tại hãng General Atomics cũng cho biết, việc trang bị vũ khí công nghệ laser chạy bằng năng lượng điện cho máy bay chiến đấu cũng như làm mát hệ thống là các thách thức chính trong khâu tích hợp. Thế nhưng, những trở ngại này không là gì nếu so sánh với việc chế tạo thành công công nghệ laser có thể đục lỗ trên vật liệu thép từ khoảng cách xa nhiều dặm.

“Đây chỉ là vấn đề kỹ thuật nhỏ mà bạn có thể vượt qua” ông Perry phát biểu khi đề cập về mục tiêu mà vị tư lệnh AFSOC đưa ra, đồng thời nhấn mạnh: “Vấn đề là ở chỗ khối lượng bao nhiêu và thực hiện trong thời gian bao lâu”.


Ý kiến bạn đọc