Nữ Việt kiều Mỹ sản xuất thiết bị "đọc ý nghĩ"

09:51, 28/03/2016
|

Tan Le - một nữ Việt kiều ở Thung lũng Silicon (Mỹ) đã chế tạo ra sản phẩm Emotiv Insight, có thể giúp con người hiểu rõ về mình.

Insight - tên của sản phẩm, được thiết kế ở San Francisco (Mỹ) và được phát triển tại phòng thí nghiệm ở Sydney (Australia), rồi được Tan Le đưa về Hà Nội sản xuất.

Sản phẩm Insight của nữ Việt kiều Mỹ Tan Le được sản xuất tại Hà Nội.
Sản phẩm Insight của nữ Việt kiều Mỹ Tan Le được sản xuất tại Hà Nội.

Thiết bị có phần mềm hỗ trợ đo lường năng lượng, mối quan tâm, sự hứng khởi hoặc sự thư thái của một người. Phần mềm này có tên gọi Brain Visualiser, sẽ cho thấy dữ liệu, sóng alpha, beta và delta trong thành vỏ não của người sử dụng thiết bị.

Insight rất nhỏ gọn và được thiết kế để đeo trên người, có thể kiểm soát từ nhịp tim, mạch đập trên da, nhịp thở và thay đổi huyết áp khi chúng ta bị stress hoặc phấn khích. Công ty dự tính sẽ bổ sung một phần mềm độc quyền, có thể chỉ ra/thông báo cho ta biết mình đang ở trạng thái bình tĩnh hay bị khuấy động, tập trung hay bị phân tán.

Thiết bị đã thu hút được nhiều quỹ đầu tư. Hiện, đã có hơn 400 người đóng góp hơn 1,6 triệu USD để đưa thiết bị này thành hiện thực. Ước tính mỗi thiết bị Insight được sản xuất ra có trị giá khoảng 300 USD.

Hiện, Emotiv đang nhắm tới thị trường thiết bị điện não đồ (EEG), với sản phẩm Insight có thể đội trên đầu và cầm trên tay, với giá thành rẻ hơn máy móc dành cho các bệnh viện.

Le quả quyết rằng, trên thị trường đang có nhu cầu về một thiết bị có thể giúp người dùng biết họ đang bị stress và giúp người đó tập trung ở mức độ cao nhất. Và, Insight có thể giải quyết được việc đó.

Trong tương lai, nó cũng có thể giúp ghi lại những hoạt động xung điện (electrical activity) trong não người khi đếm số bước đi mỗi ngày, giống với thiết bị đo sức khỏe – Le cho biết.

Hồi năm ngoái, hãng phim Disney đã thuê Emotiv Insight để giám sát một nhóm người, khi họ xem quảng cáo và chương trình truyền hình của hãng.

Các nhà nghiên cứu ở Toronto cũng sử dụng chiếc máy này với mục đích dùng công nghệ để theo dõi mắt, ghi lại những gì mọi người nhìn thấy và não của họ phản ứng như thế nào khi họ đi qua siêu thị và lướt qua các kệ hàng.

Cách đây 8 năm, Emotiv đã cho ra mắt bộ ống nghe đầu tiên của công ty, gọi là EPOC. Thực tế nó khá phức tạp, chỉ phù hợp với các kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm và nhà nghiên cứu sử dụng. Còn Insight khó sản xuất hơn và chi phí cũng đắt hơn so với EPOC.

Tan Le cùng thiết bị EPOC, giúp chuyển biểu đạt nụ cười và cái nháy mắt của cô sang một robot tạo ra từ computer.
Tan Le cùng thiết bị EPOC, giúp chuyển biểu đạt nụ cười và cái nháy mắt của cô sang một robot tạo ra từ computer.

"Nếu như EPOC được thiết kế để thực hiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm mà bạn sẽ thực hành ở bệnh viện, thì Insight là một bước tiến xa hơn vào thị trường dành cho những người yêu thích các sản phẩm công nghệ. Nó dành cho người đánh giá cao công nghệ và hiểu rằng cần có một chút khéo léo trong việc sắp xếp hoàn chỉnh các cảm biến để có được hình ảnh của toàn bộ não", Le nói.

Mặc dù Insight chưa được phép sử dụng cho mục đích y học, nhưng Tan Le hy vọng, nó sẽ có tiềm năng tạo nên sự khác biệt ở những nước đang phát triển.

Thanh Trà (tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc