Bạn biết gì về dịch bệnh Ebola?

19:42, 11/08/2014
|

(VnMedia)  - Dịch Ebola bùng phát và đang lan rộng ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1.000 người dân vô tội. Dưới đây là là những câu hỏi về đại dịch Ebola được các chuyên gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) giải đáp.

 

Bệnh virus Ebola là gì?

 

Bệnh sốt xuất huyết Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh thường gây tử vong nghiêm trọng, với một tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Căn bệnh thường xuất hiện ở người và động vật linh trưởng như khỉ đột, tinh tinh.

 

Tên gọi “Ebola” xuất phát từ đâu?

 

Ebola là tên một dòng sông tại Cộng hòa Dân chủ Congo . Virus gây bệnh được phát hiện tại đây vào năm 1976 và được gọi theo tên con sông này.

 

Triệu chứng của bệnh Ebola là gì?

 

Khi một người nhiễm virus Ebola, sẽ mất 21 ngày để phát hiện các triệu chứng. Bệnh này có những triệu chứng giống như cảm cúm gồm đau nhức, đau bụng, sốt, nôn mửa và tiêu chảy. Những triệu chứng này dẫn đến tình trạng mất nước, suy gan, thận và xuất huyết. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh có cùng triệu chứng như thế này vì thế cần phải làm xét nghiệm máu để loại trừ những bệnh như sốt rét, viêm gan, bệnh tả, viêm màng não và những bệnh khác.

 

Virus Ebola lây lan như thế nào?

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết loài dơi ăn trái cây có thể là vật thể tự nhiên mang virus Ebola ở châu Phi và truyền cho các động vật khác. Những bệnh nhân bị nhiễm Ebola khi tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của động vật bị nhiễm virus hoặc của người bị nhiễm bệnh.

 

Medecins Sans Frontieres (MSF) nói rằng virus Ebola có thể tồn tại vài ngày trong chất lỏng sau khi một sinh vật bị nhiễm bệnh thải ra. Clo khử trùng, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời trực tiếp, xà phòng và chất tẩy rửa có thể giết chết virus này.

 

Làm cách nào để nhận biết những người đang trong giai đoạn 21 ngày ủ bệnh?

 

CDC cho biết những người đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng gì và không truyền nhiễm.

 

Tại sao dịch bệnh Ebola lại đáng sợ như vậy?


MSF mô tả Ebola là "một trong những căn bệnh giết chết nhiều người nhất trên thế giới”. "Nó là một loại virus lây nhiễm cao, trường hợp nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong lên tới 90%, điều này là yếu tố “khủng bố” tinh thần ở các cộng đồng bị nhiễm bệnh". Ngoài ra chưa có vắcxin đặc trị chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

 

Virus Ebola được chia làm 5 chủng, trong đó chủng Zaire được con người xác định đầu tiên, được coi là nguy hiểm nhất. WHO cho biết các xét nghiệm sơ bộ về virus Ebola ở Guinea hồi tháng ba cho thấy sự bùng nổ dịch bệnh có hiện diện của chủng Zaire .

 Ảnh minh họa



Phương pháp hạn chế lây lan Ebola?

 

Đến hiện tại, chưa có phương pháp điều trị cụ thể đối với Ebola. MSF cho biết bệnh nhân sẽ bị cách ly, được duy trì trạng thái thở oxy, theo dõi huyết áp và các nhân viên y tế chăm sóc. Đã có trường hợp nhân viên y tế nhiễm virus từ các bệnh nhân và WHO đã ban hành hướng dẫn để đối phó với trường hợp nghi ngờ nhiễm virus Ebola.

 

Cụ thể, người chăm sóc bệnh nhân nên mặc áo không thấm nước, đeo găng tay và mặc quần áo bảo vệ, đặc biệt là mặt nạ bằng kính hoặc mặt nạ y tế để ngăn chặn tối đa việc virus xâm nhập qua mũi, miệng và mắt.

 

MSF từng lập một trung tâm điều trị cách ly nhằm kiểm soát tình hình khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2012 tại Uganda . Nhờ đó, nạn dịch đã trôi qua mà không có bất kỳ trường hợp nhiễm bệnh mới nào.

 

Ai có nguy cơ cao nhất?

 

Trong một đợt bùng phát, những người có nguy cơ cao lây nhiễm là: nhân viên y tế; thành viên gia đình hoặc những người khác tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh; đi đám ma, chôn cất người nhiễm bệnh và thợ săn trong rừng mưa người tiếp xúc với động vật chết được tìm thấy nằm trong rừng.

 

Cần nghiên cứu thêm để hiểu nếu một số nhóm, chẳng hạn như những người suy giảm miễn dịch hoặc những người có điều kiện y tế cơ bản khác, có nhiều nhạy cảm hơn những người khác nhiễm virus.

 

Tiếp xúc với virus có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng các biện pháp bảo vệ tại các phòng khám và bệnh viện, tại các cuộc họp cộng đồng, hoặc tại nhà.

 

Virus gây hại cho cơ thể như thế nào?

 

Virus Ebola có thể di chuyển và tấn công tất cả các phần của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan và gây xuất huyết nội tạng. Kết quả là bệnh nhân bị sốc, giảm huyết áp và suy đa tạng.


Ebola có thể lây lan thông qua mồ hôi?

 

Tất nhiên, virus Ebola có thể có trong mồ hôi.

 

Có thể lây qua quan hệ tình dục?

 

Tất nhiên virus có thể lan theo đường này, nhưng sinh hoạt tình dục khi đang bị bệnh Ebola là điều không thực tế lắm. Trong những vụ dịch Ebola trước đây, nam giới sống sót khỏi căn bệnh này được yêu cầu không quan hệ tình dục hoặc phải sử dụng bao cao su trong vòng 3 tháng sau khi bình phục vì virus có thể hiện diện trong tinh trùng.

 

Tại sao không có vắcxin hoặc thuốc cho bệnh Ebola?

 

Một số lại vắcxin và thuốc chữa Ebola đang được nghiên cứu. Sở dĩ tới khi đại dịch bùng phát vẫn chưa có vắcxin và thuốc cho bệnh này là bởi trước kia, bệnh Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về nó và hầu như không có ai tài trợ cho công việc này. Hơn thế, vắcxin chống lại Ebola hiện đã có nhưng chưa được phép thử nghiệm trên cơ thể người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho hay các chuyên gia của tổ chức sẽ thảo luận về phương pháp điều trị nên được áp dụng trong đại dịch này.

Khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới với người đi du lịch:

- Tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh;
- Cán bộ y tế đi làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn về phòng chống nhiễm khuẩn;
- Nếu bạn đã từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh, và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bệnh đầu tiên;
-
Nhân viên  chăm sóc y tế cho người du lịch trở về từ các vùng bị ảnh hưởng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tương tự cần cân nhắc khả năng có thể bị mắc bệnh do vi rút Ebola.


Phạm Minh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc