WHO: Sẽ có vắcxin phòng Ebola vào năm 2015

09:42, 11/08/2014
|

(VnMedia)  - Ngày 9/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố văcxin chống bệnh Ebola sẽ sớm được thử nghiệm và có mặt rộng rãi trên thị trường từ năm 2015.

 

 Ảnh minh họa

 Ảnh minh họa.



Mới đây, Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết Ebola là dịch bệnh lớn nhất trong 40 năm qua tại khu vực Tây Phi. Dịch bệnh này đã khiến gần 1.000 người thuộc bốn nước Liberia, Nigeria, Sierra Leone và Guinea thiệt mạng.


Hiện tại chưa có vắcxin phòng chống virus Ebola, một trong những loại virus nguy hiểm nhất đối với loài người, nhưng Marie-Paule Kieny - trợ lý tổng giám đốc của cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc cho biết, dự kiến ​vắcxin sẽ được thử nghiệm và thông qua quá trình thử nghiệm sẽ được sử dụng phổ biến vào năm 2015.

 

Chuyên gia Jean-Marie Okwo Bele, phụ trách lĩnh vực văcxin của WHO, cho biết Hãng dược Anh GlaxoSmithKline sẽ thử nghiệm lâm sàng văcxin này vào tháng tới. Ông cũng cho biết ông rất lạc quan về việc chủng ngừa thương mại có sẵn. “Bởi vì đây là trường hợp khẩn cấp, chúng tôi có thể sử dụng các quy trình khẩn cấp để đưa văcxin vào sử dụng trong năm 2015” - chuyên gia Bele tuyên bố.

Như vậy, WHO sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn thử nghiệm để tạo điều kiện cho việc sớm đưa văcxin chống virút Ebola vào sử dụng. V
ăcxin chỉ cần đạt kết quả tốt ở một nhóm nhỏ người được thử nghiệm là sẽ được tung ra thị trường để đối phó với đại dịch ở Tây Phi.

 

Tuy nhiên, bà Kieny thừa nhận bất kỳ vắc xin nào gấp rút được đưa ra ngoài thị trường để giúp ngăn đại dịch đều sẽ không được thử nghiệm kỹ lưỡng như những loại vắc xin và các loại thuốc men khác. Dù vậy, bà Kieny khẳng định các cuộc thử nghiệm vẫn phải được tiến hành cẩn trọng.

 

“Liệu nó có được thử nghiệm như những loại vắc xin khác mà chúng tôi đã đưa ra sử dụng hay không? Chắc chắn sẽ không được như vậy, hoàn toàn không. Đây là điều không thể”, Phó tổng giám đốc WHO nói.

 

Theo bà Kieny, WHO hiện đang “tiếp xúc với nhiều nhà phát triển để xem chúng tôi có thể làm được gì làm nhằm giúp đẩy nhanh và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vắc xin".
Điều quan trọng là cần phải đẩy nhanh thủ tục cấp phép cho thử nghiệm tại các nước châu Phi, vốn dự kiến phải mất nhiều tháng, bà Kieny cho hay.


Phạm Minh - (theo Telegraph)

Ý kiến bạn đọc