Hà Nội: Phụ huynh lo lắng đưa con đi tiêm phòng sởi

13:05, 19/04/2014
|

(VnMedia)  - Những ngày gần đây, trước thông tin bệnh sởi ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp, nhiều phụ huynh ở Hà Nội và các tỉnh lân cận lo sợ nên “đua nhau” đưa con em mình đến các Trung tâm y tế để tiêm vắcxin sởi.

Theo ghi nhận, sáng ngày 18/4 tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội rất nhiều bậc cha mẹ đưa con nhỏ đến tiêm phòng. Số người đến đông nghẹt ngay đầu giờ làm việc buổi sáng. Chỉ trong vòng khoảng một giờ số thứ tự tiêm phòng đã phát hết. Nhiều người phải ngậm ngùi ra về đợi đến đầu giờ chiều hoặc sáng hôm sau quay lại.

Từ mấy ngày nay, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn bậc phụ huynh đưa con đến tiêm, nhưng Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội không thể đáp ứng được hết. Thực tế, không chỉ các bậc phụ huynh đưa trẻ nhỏ đến trung tâm tiêm phòng mà rất nhiều người lớn cũng đến đây để tiêm phòng sởi. Do vậy, trước cổng của Trung tâm y tế dự phòng luôn treo tấm biển: “Đã hết số thứ tự tiêm phòng”.

Chị Nguyễn Thu Mây (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Mấy hôm nay, cả cơ quan tôi nhốn nháo vì tình hình bệnh sởi. Thấy nhiều ca trẻ em tử vong do biến chứng của bệnh sởi nên ai cũng cố gắng tìm cách phòng bệnh cho con. Đưa con đi tiêm hai lần đều phải quay về, hôm nay chồng tôi phải đến từ 6h sáng để đợi lấy số cho con được tiêm phòng sởi".

Là một trong những người đã lấy được số để chờ đến lượt tiêm phòng cho con, chị Mai Thị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, may có nhà bà ngoại ở gần Trung tâm Y tế Dự phòng nên người nhà đã đến lấy số từ để cho cháu tiêm phòng sởi từ sáng sớm.

Nhân viên bảo vệ Trung tâm Y tế Dự phòng (70 Nguyễn Chí Thanh) cho biết, 7h30 mới bắt đầu làm việc nhưng các bậc phụ huynh đến từ rất sớm. Mấy ngày này chúng vừa đến nơi đã có người gửi xe. “Chúng tôi cũng căng hết cả người”, một người bảo vệ cho hay.

Ông Nguyễn Đỗ Doanh, nhân viên nhận sổ và phát số tại Trung tâm Y tế Dự phòng (50C Hàng Bài) chia sẻ, mấy ngày nay số lượng trẻ đến tiêm phòng, đặc biệt là tiêm phòng sởi quá đông. Ông Doanh cho biết: "Từ sáng đến giờ chưa có lúc giải lao để ăn sáng được". (Lúc 10h30 sáng ngày 18/4).  

 Ảnh minh họa

Trẻ được nhân viên y tế tiêm phòng tại Trung tâm Y tế Dự phòng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cha mẹ và trẻ đợi đến lượt tiêm phòng.

Ảnh minh họa

Kiểm tra nhiệt độ của trẻ trước khi tiêm phòng.

Ảnh minh họa

 Tăng cường phòng chống dịch sởi trong trường học

Ngày 17/4, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội đã ra thông báo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học. Cụ thể, Sở Giáo dục - Đào tạo và Sở Y tế yêu cầu các trường học trên địa bàn Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh trong trường học, phối hợp chặt chẽ với các trạm, trung tâm y tế tại các quận, huyện, thị xã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học đặc biệt là dịch sởi.

Đặc biệt là các trường mầm non, cần quan tâm tới tình trạng sức khỏe của học sinh khi tiếp nhận học sinh đến lớp (sốt, khóc quấy, mẩn đỏ ngoài da, ...) nếu có biểu hiện nhiễm bệnh thì thông báo cho gia đình đưa trẻ đi khám, tránh để tiếp xúc với học sinh trong lớp để ngăn chặn lây nhiễm chéo.  

Thông tin kịp thời về trường hợp học sinh có biểu hiện nghi mắc bệnh dịch cho lãnh đạo đơn vị và cơ sở y tế trên địa bàn để điều tra dịch tễ, xử lý dịch. Các trường duy trìnề nếp vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh hàng tuần (vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ chơi, đồ dùng học tập...).  

Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bệnh nặng lên như: sốt cao, ho nhiều, tiêu chảy nặng; ban sởi lặn hết mà vẫn sốt; có dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt..

Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần kiểm tra kịp thời và có các phương án chữa trị.

Thường xuyên theo dõi sĩ số học sinh đến lớp, nếu học sinh nghỉ phải nắm rõ nguyên nhân; nếu có tình trạng nghỉ ốm nhiều bất thường phải báo cáo ngay cơ quan quản lý cấp trên. Ngoài ra, các trường học phải thông tin đến phụ huynh học sinh các kiến thức cơ bản về công tác phòng chống dịch, phát hiện bệnh sớm. Nhắc nhở phụ huynh học sinh không được chủ quan trước dịch bệnh, lưu ý việc khám chữa bệnh cho trẻ theo đúng tuyến, đúng phác đồ điều trị của cơ quan y tế.khó lường nên ai cũng lo lắng đưa con đi tiêm”.


Kim Thảo

Ý kiến bạn đọc