Bóc lột lao động trẻ em để sản xuất iPhone

09:46, 20/12/2014
|

Chương trình Panorma của BBC đã đăng một video mô tả tình trạng khắc nghiệt tại các nhà máy sản xuất linh kiện cho iPhone.
 
BBC đã cử 3 nhóm xin làm công nhân trong nhiều nhà máy sản xuất và các nhà cung ứng nguyên liệu thô cho Apple ở Trung Quốc, nhưng không tiết lộ cụ thể tên những nhà máy này.
 
Trong đó, nguồn thiếc được sử dụng trong iPhone đến từ các hầm mỏ tại Bangka, Indonesia, nơi những đứa trẻ được thuê ngâm mình trong bùn lầy để mò quặng bất chấp nguy hiểm. Những khu vực này thường xuyên diễn ra lở đất.
 

Ảnh minh họa
Trẻ em mò quặng trong bùn lầy để cung cấp nguyên liệu thô cho iPhone.
Ảnh minh họa
Cậu bé này mới chỉ 14 tuổi.
Ảnh minh họa
Khu vực này đã xuất hiện những vụ lở đất.
Ảnh minh họa
Và được đánh giá là rất nguy hiểm.

Còn tại các nhà máy sản xuất iPhone, điều kiện làm việc khắc nghiệt, như phải làm liên tục 12 giờ mỗi ca đến mức nhiều người ngủ gật hoặc gục ngay tại dây chuyền lắp ráp.
 
Một phóng viên giả làm công nhân trong nhà máy sản xuất linh kiện cho máy tính Apple đã phải làm 18 ngày mà không có ngày nghỉ. Một phóng viên khác phải làm liên tục 16 tiếng ho biết khi về đến ký túc, anh không còn sức làm việc gì khác: "Dù đói, tôi cũng không buồn ăn. Tôi chỉ muốn nằm yên một chỗ, nhưng cũng không ngủ được vì quá căng thẳng".
 
BBC cũng nhận thấy mỗi phòng trong ký túc xá có đến 12 người trong khi quy định chỉ là 8 người/phòng.
 
Apple từ chối lời đề nghị phỏng vấn của chương trình, nhưng khẳng định: "Chúng tôi nhận thấy không công ty nào khác nỗ lực nhiều như Apple trong việc đảm bảo sự công bằng và điều kiện làm việc an toàn. Chúng tôi đã làm việc với các nhà cung ứng và nhận thấy có những cải tiến đáng kể, nhưng cũng hiểu rằng chúng tôi sẽ vẫn phải cố gắng hơn nữa".

Ảnh minh họa
Công nhân ngủ gục vào giờ nghỉ và cả khi đang lắp ráp sản phẩm.

Điều kiện làm việc tại các nhà máy Trung Quốc bắt đầu gây chú ý từ năm 2010 khi có đến 14 công nhân tự tử tại Foxconn, đối tác lớn của Apple. Sau đó, Apple đã đưa ra bộ tiêu chuẩn trong việc đối xử với công nhân tại nhà máy. Tuy nhiên, video mới của BBC cho thấy những quy định này đã không được tuân thủ.


(Theo VNE)

Ý kiến bạn đọc