Trắc nghiệm: Liệu bạn có quá sức ở nơi làm việc?

07:03, 29/04/2014
|

(VnMedia) - Trang Francetv Info vừa đưa ra một loạt các triệu chứng cụ thể cho thấy chúng ta có thể bị kiệt sức nghề nghiệp, qua hàng trăm nghiên cứu về đề tài này...

 

Hiếm có những người chưa bao giờ cảm thấy kiệt sức vào thời điểm cuối ngày làm việc của họ. Hoặc cảm thấy căn thẳng vào mỗi buổi sáng với ý nghĩ ta lại phải bắt đầu một ngày mới. Đôi khi họ không kiên nhẫn chờ đợi những ngày nghỉ lễ. Điều này khiến cho bạn tự câu hỏi cho minh: Liệu tôi có đang bị kiệt sức nghề nghiệp hay không? Có một loạt các triệu chứng cụ thể được đưa ra qua hàng trăm nghiên cứu về đề tài này.

 

Một trong số những nghiên cứu đó được thực hiện bởi nữ bác sĩ tâm thần người Pháp, Marie-Pierre Guiho-Bailly. Trang Francetv đã đăng tải mười hai dấu hiệu do bác sĩ này nêu ra báo trước sự suy sụp về thể lực, cũng như tinh thần liên quan đến chứng bệnh này.


 Ảnh minh họa
(ảnh minh họa)


 

Để biết được bạn có bị mắc chứng bệnh này không, hãy đọc 12 câu sau và trả lời “đúng” hoặc “sai” cho từng câu.

 

1. Vì nhiều (x) lý do - thay đổi công việc, chef mới, tái cơ cấu, công việc mới vv. - Bạn cảm thấy bạn không làm việc hiệu quả.

 

2. Bạn nhận thấy có những xáo trộn trong việc tập trung chú ý, trí nhớ của bạn. Bạn không thể tìm thấy từ để nói, bạn phạm lỗi (trong công việc).

 

3. Bạn làm bù thêm nhiều giờ để thấy lại những hiệu quả đã đạt được trước đó. Nhưng vô ích.

 

4. Nghỉ ngơi không làm bạn phục hồi sức lực. Khi tỉnh dậy vào buổi sáng, hoặc sau khi trở về từ kỳ nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ, mệt mỏi lập tức quay lại bủa vây bạn. Suy nghĩ về công việc khiến bạn mất ngủ.

 

5. Đối lập với trầm cảm, bạn không ham thích bất cứ điều gì, bạn không buồn bã cả ngày. Công việc là mối quan tâm chính của bạn bây giờ.

 

6. Bạn cảm thấy khó chịu, bạn giận dữ. Bạn có thể dễ dàng trải qua trạng thái cười rồi đến khóc.

 

7. Những người thân cận của bạncảnh báo bạn, bạn đang trong giai đoạn làm việc quá sức. Bạn co mình lại với cảm giác cô đơn ngày càng gia tăng.

 

8. Bạn bị đau đầu, đau cơ, đau xương, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm tái diễn, hồi hộp...

 

9. Để đối phó với tình trạng kiệt sức, bạn dùng chất gây nghiện (rượu, thuốc lá, ma túy).

10. Bạn cảm thấy suy sụp tình cảm, điều này càng nghiêm trọng khi lãnh đạo (sếp) của bạn không tin tưởng bạn. Nhiệm vụ của bạn không thể hoàn thành.

 

11. Bạn có nguy cơ bị rối loạn hành vi

 

12. Gắn bó với máy tính, bạn trở nên hoài nghi về "người sử dụng" của bạn trong công việc (bệnh nhân, khách hàng, công chúng, vv.). Bạn làm việc điên cuồng nhưng một cách máy móc.

 

Nếu bạn trả lời “có” với 5 dấu hiệu đầu tiên

 

Đừng đi theo con đường mà bạn đang đi nữa. Năm triệu chứng đầu tiên này là hai trong số ba biểu hiện của chứng kiệt sức đang trong thời kỳ thai nghén, theo Marie Pezé, nhà tâm lý học chuyên về tâm trạng đau khổ tại nơi làm việc, thông tin cho trang FranceTV Info. Tuy nhiên, kiệt sức nghề nghiệp "là một quá trình, không phải là một trạng thái " và nó tiến triển một cách chậm rãi, Catherine Vasey, tác giả của bài "Burn-out : phát hiện và dự báo" đăng trên tạp chí Tâm lí học. Nói cách khác, kiệt sức nghề nghiệp có thể bị gián đoạn trong quá trình phát triển và nó có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau.

 

Ở giai đoạn này, những tình càm tích cực có thể xuất hiện liên quan đến công việc của bạn. “Nguyên tắc cơ bản không phải là tập trung vào những gì làm cho bạn căng thẳng, mệt mỏi”, theo Catherine Vasey, nhưng thay vì đó bạn tập trung vào những gì có ý nghĩa và đem lại cho bạn cảm giác hài lòng. Nâng cao chân để thư giãn trong ngày cũng là việc làm rất cần thiết. Mục tiêu, theo nhà tâm lý học này, là : đừng kết thúc một ngày làm việc trong tình trạng kiệt sức hoàn toàn, không muốn làm thêm gì trong cuộc sống đời thường. Không dốc toàn bộ năng lượng của bạn chỉ để làm việc mà thôi.

Nếu bạn trả lời “có” 10 trong 12 dấu hiệu

 

Chứng kiệt sức của bạn đang tiến triển, đặc biệt là nếu cơ thể bạn bắt đầu bị mắc các bệnh mãn tính. “Khi bạn thoát khỏi sự cự tuyệt, bạn đã đi được nửa chặng đường”, bác sĩ François Baumann, tác giả của cuốn “Burn-out, khi công việc làm cho bạn bị bệnh” cho biết. Tạm ngừng công việc hiện tại để ngăn chặn chứng kiệt sức tiến triển.

 

Có những biện pháp có thể tiến hành ngay tại nơi bạn làm việc. "Bạn không dám nói +không+ với khối lượng công việc ngày càng nhiều hơn khi bạn bị nó choáng ngợp ? Hãy thử nói có, nhưng để sau làm, hoặc có, nhưng xin hãy giúp tôi một tay," Agnes Martineau-Arbes, bác sĩ việc làm trong L'Express. Chúng ta phải biết chấp nhận, nhận ra giới hạn của mình và học cách ủy thác cho người khác. Bởi vì trong kiệt sức, "người ta thường là kẻ thù tồi tệ nhất của mình", chuyên gia này phân tích.

 

Về phần mình, Catherine Vasey xác định “những điểu khiến ta kiệt sức” trong công việc để giải tỏa. “Đây là những nhiệm vụ, tình huống hoặc những người khiến cho bạn cảm thấy bất lực, nặng nề, mệt mỏi. Ai rút hết năng lượng của bạn”. Và dấu hiệu 10: suy sụp tình cảm, triệu chứng điển hình của kiệt sức.

 

Nếu bạn trả lời “có” với 12 dấu hiệu

 

Hãy cẩn thận, bạn đang tiến thẳng đến căn bệnh này. Hoài nghi thường là bước cuối cùng trước khi bạn kiệt sức thực sự. Bác sĩ không quan tâm đến bệnh nhân, người bán hàng bán bất cứ thứ gì cho khách của mình và người chăn nuôi không chăm sóc con vật của họ. Đây là những gì các chuyên gia gọi là giai đoạn "mất nhân cách" và "phi nhân tính".

 

Tại thời điểm này, tình trạng lao lực xuất hiện, nhìn chung, cơ thể bạn bắt đầu mắc các bệnh : zona, viêm loét, tai biến tim mạch ... Trong các trường hợp xấu nhất, điều này có thể dẫn đến cái chết bởi làm việc quá sức. Một hiện tượng mà người ta gọi là "karoshi" (tự tử vì kiệt sức) tại Nhật Bản.

 

Trên mức độ tâm lý, một cảm giác trống rỗng đột nhiên xâm chiếm lấy bạn, "giống như một lỗ hổng không khí trong máy bay", Agnes Martineau-Arbes mô tả. Nó khiến bạn không thể quay lại với công việc và điều này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Nếu bạn nhờ đến sự tư vấn (của bác sĩ, nhà tâm lý học...), bạn sẽ có cơ hội xem xét lại mối quan hệ của mình với công việc và thời gian. Và bạn sẽ phải thay đổi nó.


Quế Anh

Ý kiến bạn đọc