Trung-Nhật châm ngòi cho thế chiến III?

07:32, 06/01/2014
|

(VnMedia) - Liệu có phải chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ III? Đây là câu hỏi đang được nhiều người đặt ra khi mà cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á mỗi lúc một căng thẳng, kèm theo đó là những lời đồn đại, dự đoán và cả những quan ngại đang được phủ đầy trên mạng Internet. Người ta bắt đầu nghĩ đến kịch bản liệu nếu thế chiến thứ III nổ ra thì nước nào sẽ tham gia và cuộc chiến này sẽ ở mức độ như thế nào.

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.


Với các cuộc nội chiến đang bung lên ở khu vực Trung Đông, và thậm chí căng thẳng đang leo thang ở vùng Viễn Đông, Nam Thái Bình Dương, các nhà lý luận bắt đầu đưa ra dự đoán, một cuộc chiến tranh thế giới có thể xảy ra sớm hơn mọi người nghĩ.

 

Gần đây, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Sha Zukang đã lên tiếng cảnh báo, cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông có thể dẫn tới một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra với cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan.

 

Nếu một cuộc xung đột nổ ra thì đó sẽ là một cuộc chiến của những vũ khí công nghệ cao thời hiện đại với máy bay có người lái và không người lái; tên lửa, vũ khí mạng và nhiều công cụ phá hủy được điều khiển từ các vệ tinh vũ trụ.

 

Quân đội Trung Quốc được cho là đã và đang lặng lẽ triển khai những bước đi nhằm bao vây Mỹ thông qua việc trang bị vũ khí cho các nước ở bán cầu phía tây, thiết lập mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự với các nước láng giềng của Mỹ đồng thời đưa tàu chiến vào các khu vực hàng hải của Mỹ.

 

Tờ Chinese Times đưa tin, “nếu Trung Quốc châm ngòi một cuộc chiến tranh với Nhật Bản, cuộc chiến đó sẽ lớn hơn nhiều so một cuộc chiến tranh Trung-Nhật đơn thuần và cả thế chiến thứ II". "Vì thế, Mỹ và Nhật Bản nên hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình khu vực”, bản báo cáo của cựu Đại sứ Trung Quốc đã nói như vậy.

 

Năm 2013, một website đã tung tin rằng, người ta chứng kiến tận mắt xe tải chở lương thực đến cho quân Trung Quốc ở phía nam Laredo Texas Mexico . Một số thậm chí còn dự đoán rằng, chính phủ Trung Quốc đã mở một căn cứ quân sự ở Mexico , ngay phía nam Texas . Nếu điều này là đúng thì chính phủ Mỹ hiện tại vẫn im lặng về diễn biến đó.

 

Mối đe dọa hạt nhân trong cuộc Chiến tranh Lạnh đã giảm đi. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra khả năng lực lượng khủng bố có thể tiếp cận vũ khí hạt nhân.

 

Còn về cuộc tranh chấp ở Biển Đông, ý tưởng về việc các cuộc đối đầu ở vùng biển này leo thang thành Chiến tranh Thế giới là hầu như không thể xảy ra.

 

Nhật Bản mua máy bay không người lái, Trung Quốc tập trung cho đạn đạo

 

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang tiếp tục xấu đi một cách nhanh chóng. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi Tokyo mới đây thông qua việc tăng chi tiêu cho quốc phòng trong năm thứ hai liên tiếp đồng thời tuyên bố “thiết lập một khả năng phòng vệ toàn diện có thể bảo vệ hoàn toàn đất nước”.

 

Quan trọng hơn, ngân sách quốc phòng của Nhật Bản tập trung vào việc củng cố khả năng do thám, tình báo, giám sát của nước này, bao gồm việc mua 3 máy bay do thám tối tân Global Hawk của Mỹ. Một trong những lý do mà Nhật Bản muốn tăng cường năng lực của quân đội nước này là do Trung Quốc đang chế tạo các tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng đi một tên lửa đạn đạo.

 

Theo Defense News, một bản báo cáo của Ủy ban Xem xét An ninh và Kinh tế Trung-Mỹ đã phát hiện ra rằng, năng lực răn đe trên biển của Trung Quốc đang tiến gần hơn tới khả năng có thể hoạt động ở giai đoạn đầu. Hơn nữa, tờ Defense News đưa tin, Trung Quốc đang đóng “hai lớp tàu ngầm hạt nhân mới – tàu ngầm tấn công mang tên lửa dẫn đường Type 095 (SSGN) và tàu ngầm tương tự lớp Type 096. Tàu ngầm hạt nhân lớp 096 có thể sẽ “cải thiện tầm bắn, tính cơ động, khả năng tàng hình và khả năng sát thương trong năng lực răn đe hạt nhân của Hải quân Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa”. Nói theo cách khác, Trung Quốc đang đóng những chiếc tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng đi các tên lửa đạn đạo.

 

Ngoài ra, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, “trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2011, con số tăng chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc trung bình là 10,3%". Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc trong năm 2013 tiếp tục chỉ đứng sau Mỹ. Vì thế, Nhật Bản đã phải hành động.

 

Theo bản đề xuất ngân sách quốc phòng năm 2014 của Nhật Bản, nước này hướng tới mục tiêu “tăng cường năng lực tình báo, do thám và giám sát; đáp trả những cuộc tấn công vào các đảo ở xa; đáp trả các cuộc tấn công của lực lượng đặc nhiệm/du kích hay tên lửa đạn đạo cũng như đáp trả các cuộc tấn công mạng”. Để làm được điều đó, theo New York Times, “Nhật Bản sẽ triển khai thêm nhiều máy bay cảnh báo sớm ở Okinawa và mua thêm 3 chiếc máy bay không người lái tối tân của Mỹ Global Hawk để phục vụ cho họ”.

 

Cùng với đó, Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp Hệ thống Kiểm soát và Cảnh báo sớm trên không (AWACS).


Kiệt Linh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc