Hà Nội nhức nhối những hình ảnh gây sốc

17:37, 27/09/2015
|

(VnMedia) - Những cơn mưa lớn ở Thủ đô trong tuần qua bỗng dưng phơi bày hình ảnh, nhiều câu chuyện khiến người Hà Nội giật mình về môi trường sống của mình...
 
Chuyện Hà Nội cứ mưa là ngập không còn là chuyện lạ đối với người dân Thủ đô, tuy nhiên, trong tuần qua, những cơn mưa lớn không chỉ gây ngập lụt như mọi khi. Trong và sau cơn mưa, những hình ảnh lộ ra, những sự cố bất ngờ đã cho thấy một Hà Nội không thực sự an toàn.
 
Cảnh kẹt xe triền miên; những con phố ngập sâu trong mầu nước xanh lét của hóa chất; những đàn cá tung tăng bơi lội trong một khu chung cư cao cấp vốn là niềm mơ ước của nhiều người... và kinh khủng hơn, một tòa nhà cổ với những câu chuyện giàu tính lịch sử bỗng chốc đổ sụp đổ, cướp đi mạng sống của 2 người và làm nhiều người khác bị thương... là những  hình ảnh khiến người dân Hà Nội không khỏi băn khoăn, suy nghĩ.
 
Trên mạng xã hội, người ta chia sẻ những hình ảnh kẹt xe, ngập nước, bơi thuyền trên phố; người ta chia sẻ những hình ảnh khi chứng kiến màu nước xanh lét nhuộm các con phố và hoang mang hỏi nhau: Điều gì đang xảy ra vậy?; người ta mỉa mai cay đắng, dở cười dở khóc ngắm nhìn đàn cá lội tung tăng trong lòng nhà của một căn hộ chung cư cao cấp ở "quận Hoàng Mai"; và, người ta đau xót chia sẻ hình ảnh ngôi biệt thự cổ quý giá đổ sụp sau những ngày mưa. Ám ảnh nhất có lẽ là gương mặt đau đớn của những thân nhân người thiệt mạng trong vụ sập nhà đó.

Và, cuối tuần qua, một sự kiện khác cũng đặc biệt thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô, đó là việc Thủ tướng yêu cầu kiểm tra và "báo cáo gấp" việc xây cao ốc số 8B Lê Trực. Đó là tòa nhà cao tới 17 tầng trong khu vực Ba Đình, nơi mà chiều cao các tòa nhà được quy định hết sức chặt chẽ.

Sau các hình ảnh đó là những câu hỏi lởn vởn về một môi trường sống của Hà Nội hôm nay.

Tại sao nhiều năm nay, Hà Nội bỏ ra hàng nghìn tỷ để đầu tư cho các dự án thoát nước mà cứ mỗi trận mưa, Thành phố thân yêu của chúng ta vẫn lại ngập trong biển nước? Vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch của Hà Nội được thực hiện ra sao mà ở những khu đô thị mới cao cấp chứ không phải những khu đô thị cũ "lịch sử để lại" lại luôn xảy ra ngập lụt?

Tại sao Hà Nội có rất, rất nhiều cuộc thanh kiểm tra, rất nhiều quy định cũng đã được đưa ra mà tòa nhà cổ lại bất ngờ đổ sụp như vậy? Trách nhiệm này thuộc về ai? Hà Nội vẫn còn hơn một ngàn biệt thự khác cũng có thời gian tồn tại cả trăm năm, trong đó hàng chục nghìn hộ dân sinh sống liệu có được an toàn?

Tại sao tòa nhà cao bất thường (cao hơn cả tòa nhà Quốc hội và Lăng Bác) trong khu vực hết sức nhạy cảm của Thủ đô mà lại ngang nhiên mọc lên trước con mắt của các cơ quan chức năng?

Rất, rất nhiều vấn đề đã xuất hiện, phơi bày và sau đó là những câu hỏi được đặt ra chỉ sau vài trận mưa lớn. Nhưng câu trả lời thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa

  Nước ngập từ nhà ra phố, người Hà Nội chỉ còn cách bất lực đứng nhìn hoặc mang thuyền ra... hạ thủy trên đường bộ - ảnh: NLĐ

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa

  Dù cho nhiều người Hà Nội hôm nay có thể đã khá giả, giàu có hơn, thì trong những cơn mưa ngập, "người giàu cũng khóc" vì bất lực - ảnh: Báo NLĐ, Tin tức

  Ảnh minh họa

 Không chỉ bị khó khăn, phiền phức trong sinh hoạt, người Hà Nội còn hốt hoảng trước cảnh các con phố bỗng bị nhuộm xanh lét mà không có lý do. Liệu đây có phải là một loại hóa chất độc hại nào đó bị thải ra môi trường, đe dọa sức khỏe của người dân? Cuối cùng thì qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện ra "thủ phạm" là 2 bao chất nhuộm vải tại nhà kho của Công ty Dệt Phong Phú.

  Ảnh minh họa

Hình ảnh thật mà như đùa tại một khu đô thị cao cấp: cá bơi trong nhà

  Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa

  Ảnh minh họa

  Những hình ảnh đau đớn, gây sốc trong vụ sập nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo - ảnh: Thường Nguyên VnMedia

  Ảnh minh họa

Thật lạ lùng với tòa nhà số 8 Lê Trực nằm trong khu vực Ba Đình - ảnh: Tuệ Khanh VnMedia

  Ảnh minh họa

Lại có chiều cao cao hơn cả tòa nhà Quốc hội và Lăng Bác - ảnh Dân Trí


Xuân Hưng

Ý kiến bạn đọc