Tẩy chay - hình thức bắt nạt đáng sợ

15:13, 01/05/2014
|

(VnMedia) - Trong quá trình làm việc với các em học sinh, CSAGA đã ghi nhận nhiều câu chuyện có thật về tình trạng bắt nạt ở trường học. Sự việc đôi khi rất nghiêm trọng, nhưng điều đáng nói là, không người lớn nào biết câu chuyện của các em.

>>Bắt nạt ở trường học: mầm mống của bạo lực

Ảnh minh họa

Bị tẩy chay ở trường học sẽ khiến trẻ lâm vào tình trạng cô độc, trầm cảm, khủng hoảng tinh thần và có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí tự tử


 
Khủng hoảng tinh thần vì bị tẩy chay
 
Em bắt đầu bị các bạn tẩy chay vào cuối năm học lớp 6. Sự việc bắt đầu từ việc em và một nhóm bạn có ảnh hưởng trong lớp mâu thuẫn với nhau. Họ bắt đầu dựng chuyện, vu khống về các mối quan hệ, nhạo báng hình sáng của em và rồi lôi kéo cả lớp cùng tẩy chay. Em đã yêu cầu các bạn chấm dứt các hành vi đó thì các bạn chửi bới em trên lớp, thậm chí dọa đánh. Suốt nửa năm học đó, em không có người bạn nào, sống như một cái bóng trong lớp. Em thấy mình như không tồn tại trên thế giới.
 
“Mỗi ngày đến trường là một ngày căng thẳng và nặng nề đến nỗi em thường xuyên bị đau đầu. Hàng đêm, những lời nói, hành động, khuôn mặt khinh miệt của các bạn lại hiện về khiến em không thể ngủ và phải dùng đến thuốc ngủ. Em không biết mình sẽ ra sao nếu như vào đầu năm lớp 7, bạn có mâu thuẫn với em không chuyển lớp. May mắn cho em sau dịp nghỉ hè, các bạn trong lớp cũng dần quên sự vi
ệc” – một học sinh nữ lớp 7 chia sẻ về nỗi khổ em đã phải chụ đựng suốt 1 năm trời do tình trạng tẩy chay ở trường học, một dạng bắt nạt tinh thần.
 
Trong thực tế tại trường học, một học sinh bị các bạn tẩy chay vì rất nhiều lý do, nhưng hầu hết đều có chung một hậu quả là các em bị khủng hoảng tinh thần hết sức nặng nề. Điều đáng nói là các em thường rất đơn độc trong “cuộc chiến” chống lại tình trạng bị tẩy chay, bị kỳ thị đó.
 
“Các em thoát ra khỏi tình huống bắt nạt mà không nhận dược bất kỳ sự hỗ trợ nào. Các sự việc bắt nạt chỉ dừng lại khi bạn bắt nạt chuyển lớp, chuyển trường hoặc tự họ chấm dứt các hành vi đó.” – CSAGA chia sẻ sau quá trình khảo sát, nghiên cứu thực tế tại một số trường học ở quận Thanh Xuân, Hà Nội.
 
Một lần em đi hát karaoke với nhóm bạn và mọi người cùng chụp ảnh với nhau, trong đó có một vài tấm em khoác tay một bạn nam cùng nhóm. Do anhs áng trong phòng lòe loẹt, máy ảnh rung nên tấm ảnh xấu và có vẻ phản cảm. Không ngờ tấm ảnh bị lan truyền và được đăng lên facebook. Một số bạn trong lớp vốn không thích em đã vào bình luận, trêu chọc, xúc phạm em rất trắng trợn. Không những thế, các bạn còn đem đi chia sẻ khắp nơi. Em giải thích thế nào mọi người cũng không hiểu. Họ bắt đầu nhìn em với ánh mắt khinh thường, mỉa mai, nhiều bạn còn nói xấu sau lưng. Đặc biệt, nhóm bạn không thích em rất hả dạ và còn dọa sẽ gửi ảnh ấy cho phụ huynh và cô giáo xem. Em rất lo sợ” – một nữ sinh lớp 8 chia sẻ.
 
Những dấu hiệu bất thường

Bắt nạt tưởng như chỉ là những câu chuyện của trẻ con, tuy nhiên, bắt nạt có thể gây lo âu, trầm cảm và thậm chí khiến trẻ tìm đến cái chế. Những tác hại nguy  hiểm, kéo dài của việc bị bắt nạt là rất khó lường. Để sự việc không trầm trọng, ngoài những biện pháp lâu dài, tổng thể hỗ trợ các em bị bát nạt như cung cấp kiến thức về bắt nặt, tăng cường kỹ năng sống, giá trị sống… thì một việc không kém quan trọng là ngăn chặn những hành vi bột phát, hủy hoại bản thân khi các em
 
Theo các chuyên gia, phụ huynh và giáo viên có thể quan sát và nhận thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo tự tử ở trẻ bị bắt nạt.
 
Đầu tiên, đó là sự suy giảm kết quả học tập. Bất kỳ một sự giảm sút bất thường nào trong kết quả học tập cũng cần được giáo viên và phụ huynh chú ý, tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra, sự mất tập trung, lơ đãng trong giờ học của học sinh cũng cần phải được chú ý.
 
Một dấu hiệu đặc biệt đáng quan tâm là sự vắng mặt liên tục của một học sinh tại lớp học mà không có lý do.
 
Những dấu hiệu cho thấy một học sinh bị trầm cảm cần phải được chú ý, đó là luôn trong tình trạng buồn chán, không để ý đến những người khác, không quan tâm đến các hoạt động yêu thích, thường xuyên khó ngủ, mất ngủ hoặc chán ăn.
 
Một học sinh bị bắt nạt thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng muốn tự tử, và có một dấu hiệu đáng để người lớn quan tâm là thường xuyên nói về hoặc thể hiện mối quan tâm đến cái chết, hoặc những hành vi tiêu cực khác. Ngoài ra, các em có biểu hiện sẵn sàng tham gia vào các hoạt động nguy hiểm hoặc có hại, bao gồm cả hành vi liều lĩnh, lạm dụng thuốc hơạc tự gây tổn thương.
 
Trẻ cũng có thể bất ngờ cho đi những tài sản yêu thích của bản thân và nói lời tạm biệt với mọi người một cách bất thường.
 
Khi có ý định tự tử, trẻ cũng có thể nói hoặc thể hiện rằng có những thứ em không thể tiếp tục làm nữa.
 
Trong một số trường hợp, nạn nhân bị bắt nạt có ý định tự tử thường nói rằng, thế giới sẽ tốt hơn nếu không có họ.


Tuệ Khanh

Ý kiến bạn đọc