Cần đánh giá đạo đức của sinh viên sư phạm

18:47, 14/04/2014
|

(VnMedia) - Đạo đức người thầy sẽ quyết định đến đạo đức của trò. Vì vậy, các trường sư phạm cần có một bộ phận để đánh giá đạo đức, tình yêu nghề của giáo sinh khi các em ra trường…

>>Học sinh hư hỏng, trước hết là lỗi cha mẹ
 
Những năm gần đây, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên đang có những biểu hiện suy thoái khiến các bậc làm cha mẹ và những người làm công tác giáo dục lo lắng. Đặc biệt,

Rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho các em. Tuy nhiên, một vấn đề cực kỳ quan trọng, đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên sư phạm, lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
 
Đạo đức người thầy sẽ quyết định đến đạo đức của trò. Tuy nhiên, đạo đức người thầy không thể tự có mà phải được hình thành từ khi là sinh viên sư phạm và tích cực rèn luyện, phấn đấu.
 
“Thật đau lòng và xấu hổ cho những con sâu bỏ rầu nồi canh mỗi lần báo chí đưa tin thầy tát trò, bảo mẫu đánh trẻ mầm non, thầy gạ tình nâng điểm, rút ruột khẩu phần ăn của trẻ tại các lớp bán trú…” - Đại diện Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phát biểu tại Hội thảo công tác giáo dục đạo đức lối sống học sinh, sinh viên do Bộ Giáo dục tổ chức mới đây và khẳng định, trong nhiều nguyên nhân dẫn tới thực tế trên, có nguyên nhân quan trọng là từ các cơ sở đào tạo giáo viên.

Theo vị đại diện này thi giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho các thế hệ sinh viên sư phạm là một trong những biện pháp then chốt của nhà trường sư phạm nhằm tạo ra những giáo viên có năng lực sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt. Tuy nhiên, các hoạt động rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên sư phạm chưa phong phú, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên; chưa thường xuyên; chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý trong sinh viên; chưa quan tâm đúng mức tới những trường hợp cá biệt, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của tệ nạn…
 
Vị đại diện này đưa ra một dẫn chứng “rất đáng suy nghĩ”, đó là tỷ lệ trả lời câu hỏi về việc có được tiếp cận với Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đạo đức nhà giáo thu được từ phiếu khảo sát sinh viên sư phạm của 4 cơ sở đào tạo. Kết quả cho thấy, ở trường đại học Tây Bắc 35/41 sinh viên năm thứ 2 trả lời “không”, 5/41 sinh viên trả lời “có, nhưng là tiếp cận qua Internet.
 
Ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội: 15/20 sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 trả lời “không”, 5/20 sinh viên trả lời “có”, trong đó 3 sinh viên biết qua Internet và chỉ 2 sinh viên biết qua học chính khóa. Ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, có 28/52 sinh viên năm thứ 2 trả lời “không”, 17/50 sinh viên trả lời có, nhưng cũng là tiếp cận qua Internet; 8 sinh viên không có thông tin về câu hỏi này.
 
Trong khi đó, ở trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, cũng chỉ có 2 sinh viên biết đến quy định này qua học chính khóa, số còn lại biết qua Hội thi nghiệp vụ sư phạm và qua Internet.
 
Kết quả điều tra cũng cho thấy các hoạt động rèn luyện đạo đức lối sống cho sinh viên sư phạm chưa phong phú, chưa đủ hấp dẫn để lôi cuốn sinh viên; chưa thường xuyên; chưa nắm bắt kịp thời diễn biến tâm lý trong sinh viên; chưa quan tâm đúng mức tới những trường hợp cá biệt, dễ bị lôi kéo, ảnh hưởng của tệ nạn.

Ảnh minh họa

 Đạo đức người thầy sẽ quyết định đến đạo đức của trò


 
Sinh viên sinh phạm và bài học “không liên quan”

Ngày 26/2/2004 vừa qua, Hội đồng hiệu trưởng khối ngành Sư phạm được tổ chức họp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, vấn đề được bàn luận nhiều nhất là đạo đức của giáo viên. Các ý kiến tham luận tại cuộc họp đều cho rằng, các trường sư phạm cần quan tâm hơn đến việc dạy đạo đức cho giáo sinh, bởi nhiều giáo sinh chỉ quan tâm đến chuyên môn chứ ít chú trọng đến đạo đức.
 
Một số ý kiến cũng phân tích: “Giáo sinh ra trường đi dạy không chỉ để dạy một môn nào đó mà cần phải biết nhiều về các vấn đề xã hội. Đội ngũ giảng viên của các trường sư phạm ngày càng trẻ, các thầy cô có kiến thức tốt nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tế… phải chăng đây là một trong những lý do khiến vấn đề giáo dục đạo đức trong các trường sư phạm chưa thật sự được quan tâm. Các trường sư phạm cần có một bộ phận để đánh giá đạo đức, tình yêu nghề của giáo sinh khi các em ra trường..."
 
Tại cuộc họp Hội đồng hiệu trưởng khối ngành Sư phạm, chính giảng viên các trường sư phạm cũng có ý kiến cho rằng, nếu học ở phổ thông, thầy cô gần gũi với học sinh bao nhiêu thì lên đại học, thầy cô lại xa rời sinh viên bấy nhiêu. “không có những sự trao đổi, hỏi han về tâm tư nguyện vọng, “không liên quan” “không có tâm huyết” nên sinh viên học được sự thờ ơ và học được bài học “không chia sẻ, không quan tâm”.

Sinh viên sư phạm thiếu kỹ năng sư phạm
 
Một thực tế đáng quan tâm nữa là hiện nay sinh viên sư  phạm đang yếu kỹ năng sư phạm. Tại hội thảo “Nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm”, Giáo sư Phạm Trọng Luận, khoa văn trường Đại học sư phạm Hà Nội đã nhận định: “Sinh viên sư phạm ngày càng thiếu hụt kỹ năng đặc thù. Nhiều sinh viên sư phạm không hiểu rằng, họ được đào tạo theo đơn đặt hàng của khối trường phổ thông chứ không phải là nhà nghiên cứu văn học hay ngôn ngữ học…”. Giáo sư Phạm Trọng Luận nhận định, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống của sinh viên sư phạm đang còn nhiều hạn chế.
 
Theo đó, có đến hơn 90% số sinh viên sư phạm được điều tra ở 4 cơ sở đào tạo không nêu được tên hoặc chủ đề của 5 hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh có thể tiến hành ở đơn vị công tác sau khi ra trường. Đại đa số sinh viên lúng túng ở câu hỏi về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống của bản thân.
 
Đề xuất về giải pháp khắc phục tình trạng trên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục cho rằng, cần chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên sư phạm chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp vì đây là lực lượng quyết định đến hiệu quả và chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, bởi như PGS Ngô Minh Oanh đã nói, “nhân cách của người thầy chính là tấm gương đạo đức có sức thuyết phục nhất đối với sinh viên.” Đây là sự giáo dục “không lời” mà hiệu quả cao.


Mỹ Hạnh

Ý kiến bạn đọc