Bí quyết để có một trái tim khỏe mạnh

07:41, 30/09/2014
|

(VnMedia)Hưởng ứng ngày Tim mạch Thế giới, đúng 14h chiều 29/9 GS.TS Nguyễn Lân Việt - chuyên gia hàng đầu về tim mạch và tăng huyết áp đã giao lưu trực tuyến với bạn đọc VnMedia với chủ đề: "Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe".

 

 Ảnh minh họa

 GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia tại buổi giao lưu với độc giả của báo Điện tử VnMedia.



GS.TS Nguyễn Lân Việt - chuyên gia hàng đầu về tim mạch và tăng huyết áp khuyến cáo mỗi người "Hãy nhớ số đo huyết áp như số tuổi của mình", bởi căn bệnh hiểm này không chừa một ai và đang gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng.

 

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới bị Tăng huyết áp (THA) và có tới 7.5 triệu người tử vong do nguyên nhân trực tiếp là Tăng huyết áp trên toàn cầu.

 

Bệnh lý tim mạch có sức đe dọa cực kì khủng khiếp và rất nguy hiểm đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo WHO, cứ 2 giây lại có một người tử vong vì bệnh tim, cứ 5 giây lại có một ca nhồi máu cơ tim và 6 giây thì lại một trường hợp bị đột quỵ.

 

WHO cũng đưa ra một dự đoán, đến năm 2015, sẽ có 20 triệu người trên thế giới chết vì bệnh tim, đặc biệt các ca tử vong tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Đặc biệt, THA đang ngày càng phổ biến với nhiều biến chứng đáng lo ngại.

 

Ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8 tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đã là 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp.

 

Báo cáo về sức khoẻ hàng năm của Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh: THA là “kẻ giết người số một” với nguy cơ tử vong cao gấp 5 lần nguy cơ từ hút thuốc lá và cao gấp 100 lần so với nguy cơ tử vong vì tai nạn từ lái ô tô.

 

Nguy hiểm là vậy nhưng THA lại là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu thể hiện bệnh THA thường không đặc hiệu và người bệnh thường không thấy có gì khác biệt với người bình thường. Nhiều khi, bệnh nhân thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì ngay tiếp theo đó cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời do họ đã bị xuất huyết não nặng nề.

 

Ở Việt Nam, trong tổng số người bị THA, có 52% không biết mình bị THA; 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu.

 

Liệu chúng ta có thể phòng, chống lại “kẻ giết người thầm lặng” được hay không? Có cách nào đơn giản biết mình THA? Nếu đã mắc THA thì có cách nào điều trị đạt huyết áp mục tiêu?

 

Để cùng bạn đọc giải đáp những băn khoăn nói trên, Báo Điện tử VnMedia tổ chức Giao lưu trực tuyến: "Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe" với sự tham gia của GS.TS. Nguyễn Lân Việt - Phó Chủ tịch Hội Tim mạch học Việt Nam , Giám đốc Ban quản lý Dự án phòng chống tăng huyết áp Quốc gia.


Đặt câu hỏi TẠI ĐÂY 


 Ảnh minh họa

 GS.TS.Nguyễn Lân Việt phát biểu tại buổi giao lưu trực tuyến.



Nội dung buổi giao lưu:

Câu hỏi 1 - Hà Lê -Nu, 45 tuổi, hỏi: Tôi bị huyết áp cao, thỉnh thoảng cũng thấy tức ngực, nhất là khi huyết áp lên khoảng 170-180, giáo sư có thể cho biết, đây có phải là triệu chứng của bệnh tim không? và nếu đúng thì tôi cần phải chữa trị thế nào? Xin cảm ơn Giáo sư.
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Ở những người THA khi HA tăng cao có thể gây nên hiện tượng thiếu máu dưới nội tâm mạc và gây nên triệu chứng đau thắt ngực cho người bệnh. Tuy nhiên, những người THA thường cũng kèm theo triệu chứng xơ vữa của nhiều mạch máu trong đó có động mạch vành. Vì vậy, khi bị đau thắt ngực thì rất cần phải đến các thầy thuốc để được thăm khám kỹ và làm một số thăm dò cần thiết để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực đó và thầy thuốc sẽ đưa ra hướng điều trị hợp lý nhất.



Câu hỏi 2 - Dong Linh Chi -Nu, 35 tuổi, donglinhchi....@yahoo.com hỏi: Chào GS! Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA.
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Bệnh nhân 85 tuổi có huyết áp là 160/80 mmHg thì vẫn đang là có tăng huyết áp. Mục tiêu điều trị với người THA cần để đưa số huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg. Nhưng những khuyến cáo gần đây của Hội tim mạch châu Âu và Hội tim mạch Hoa Kỳ cố lưu ý là với người lớn tuổi thì chỉ nên đưa số huyết áp tâm thu xuống trong khoảng 140 -- 150 mmHg để tránh hiện tượng tụt áp trong khi đứng thường hay xảy ra với người lớn tuổi. Hội THA châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam đều chia THA thành ba mức độ tuy theo con số HA tâm thu và HA tâm trương. Nên lưu ý ở người cao tuổi hay có THA tâm thu tức là HA tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg nhưng HA tâm trương vẫn dưới 90 mmHg.



Câu hỏi 3 - Tuan Minh -Nam, 30 tuổi, tuanmi....@gmail.com hỏi: Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Người bình thường cố nhịp tim đều với tần số khoảng 60-70 chu kỳ/phút. Nếu nhịp tim dưới 50ck/phút là nhịp tim chậm và trên 90ch/phút là nhịp tim nhanh. Nhịp tim nhanh cố thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như cơn nhịp tim nhanh, suy tim, hội chứng cường giáp trạng, các trường hợp cường giao cảm... Nếu nhịp tim nhanh thường xuyên sẽ làm cho tim dễ bị suy vì vậy bạn nên đến thăm khám cà làm một số xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, từ đó bác sỹ mới hướng dẫn phương thức điều trị hợp lý nhất cho bạn.

Câu hỏi 1 - Nguyễn Văn Vụ -Nam, 0 tuổi, Thái Nguyên hỏi: Tôi năm nay 58 tuổi, mỗi khi làm việc nặng nhọc, tôi thường cảm thấy tức ngực, khó thở, tim đập nhanh, vậy tôi muốn hỏi Giáo sư Nguyễn Lân Việt là đây có phải là triệu chứng của bệnh tim hay không? Trân trọng cảm ơn Giáo sư.
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Khi làm việc nặng nhọc, hay nói cách khác là khi gắng sức mà thấy tức ngực khó thở, tim đập nhanh thì đây thường là biểu hiện của bệnh tim mạch, thường nhất là biểu hiện của bệnh động mạch vành hoặc biểu hiện của tình trạng suy tim. Muốn biết chính xác có bị bệnh tim hay không và mức độ bệnh như thế nào thì bác rất cần phải đến khám ở chuyên khoa tim mạch và khảo sát một số xét nghiệm cần thiết để từ đó có hướng điều trị thích hợp nhất.



Câu hỏi 2 - Phan Lê -Nu, 35 tuổi, Hà Nội hỏi: Tôi được biết một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là vấn đề về tim mạch. Xin giáo sư cho biết, nếu đã bị biến chứng như vậy có nguy hiểm tới tính mạng không và cần phải có cách chữa trị thế nào để có thể đối phó được với biến chứng này? Xin cảm ơn Giáo sư.
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Đúng là bệnh tiểu đường gây nên rất nhiefu biến chứng khác nhau nhưng những biến chứng về tim mạch là phổ biến nhất và cũng nguy hiểm nhất. Khoảng 80 - 85% các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị tử vong về các biến chứng tim mạch. Bệnh tiểu đường thường gây nên tình trạng xơ vữa nhiều của các mạch máu lớn và các mạch máu nhỏ. Khi đã bị tiểu dường lâu ngày, thường có gây nên tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch vành gây cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, hẹp hoặc tắc động mạch cảnh gây ra các cơn thiếu máu cục bộ ở não, hẹp hoặc tắc động mạch chi dưới gây ra các cơn đau cách hồi... Với tất cả các bệnh nhân đái tháo đường, ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý, dùng các thuốc điều trị để đưa đường huyết về mức bình thường thì rất cần phải khảo sát tình trạng của các mạch máu, tình trạng của tim để có thể áp dụng những biện pháp điều trị tích cực nhằm ngăn cản tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển trong các mạch máu này.

 Ảnh minh họa

 GS.TS.Nguyễn Lân Việt đang giao lưu trựctuyến với độc giả của báo Điện tử VnMedia.


Câu hỏi 1 - Xuân Tùng -Nam, 0 tuổi, Hà Nội hỏi: Gần đây có rất nhiều khu nhà cao tầng thang máy bị rơi tự do, bị kẹt... Theo bác sỹ, với những người đang mắc bệnh tim mạch, tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim có nên đi thang máy không? Và nếu nhất thiết phải sử dụng, phải đi thế nào cho an toàn?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Trường hợp thang máy bị rơi tự do, bị kẹt... có lẽ chỉ là trường hợp rất hạn hữu thôi. Với những người măc bệnh tim mạch thì khi sử dụng thang máy sẽ đỡ đi tình trạng gắng sức đối với người bệnh. Nếu không có thang máy thì những bệnh nhân tim mạch buộc phải sử dụng thang bộ, như vậy sẽ bắt tim phải gắng sức rất nhiều làm cho tình trạng bệnh lại bị nặng thêm. Tất nhiên những người bệnh tim mạch sau khi đã được điều trị bệnh tương đối ổn định thì vẫn cần tập thở và đi bộ nhẹ nhàng để có thể phù hợp với sức khỏe của mình và phục hồi được tốt hơn tình trạng sức khỏe của mình.

Câu hỏi 1 - Đức Tiến -Nam, 31 tuổi, Ba Đình, Hà Nội hỏi: Chào chú Việt. Gần đây khi chơi bóng đá, cháu hay có biểu hiện nhói bên ngực trái. Không rõ có phải cháu bị đau tim không chú? Làm cách nào để cháu có thể tránh khỏi tình trạng đó. Cháu cảm ơn chú!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Đau nhói ở ngực có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nữa. Ví dụ như đau cơ, đau khớp ức sườn, đau thần kinh liên sườn, viêm phổi, u phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi... thậm chí rất nhiều người bị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cũng bị đau ngực. Vì vậy, khi cháu đá bóng, tức là khi có gắng sức mà thấy đau tức ngực thì cũng cần đến các thầy thuốc để được thăm khám chi tiết xem cháu có bị bệnh tim mạch thực tổn hay không.



Câu hỏi 2 - Trần hảo -Nam, 55 tuổi, haott56@yahoo.com hỏi: ý của cuộc giao lưu nói về môi trường lành mạnh, môi trường này là gồm những yếu tố gì?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Chủ đề của ngày Tim mạch thế giới năm nay là: "Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe". Liên đoàn tim mạch thế giới nhấn mạnh đến chủ đè này vì vấn đề môi trường lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của trái tim chúng ta. Trước hết, nếu môi trường không khí có quá nhiều khói thuốc lá, thuốc lào, các khói độc từ các nhà máy, từ các xe buýt, xe máy, từ các lò nung gạch... thì chắc chắn không những sẽ gây ra các bệnh lý về hô hấp mà còn gây ra rất nhiều bệnh lý tim mạch, nhất là các bệnh lý của động mạch vành. Môi trường lành mạnh ở đây còn lưu ý đến vấn đề môi trường dinh dưỡng ăn uống. Nếu ăn quá mặn, ăn quá nhiều mỡ động vật hoặc các thực phẩm có nhiều cholesterol, nếu uống quá nhiều rượu bia... thì chắc chắn hệ thống tim mạch của chúng ta sẽ sớm bị tổn thương. Môi trường lành mạnh ở đây cũng còn lưu ý chúng ta đến môi trường xã hội trong gia đình, trong cơ quan... Rất nên lưu ý hạn chế việc căng thẳng thần kinh, hay cáu kỉnh, bức xúc... mà nên sống thật thẳng thắn, thanh thản, bằng lòng với cuộc sống thực tại, tránh tình trạng lo âu, ức chế kéo dài... vì tất cả những yếu tố có hại nói trên đều là những stress nguy hiểm đối với hệ tim mạch của chúng ta.



Câu hỏi 3 - Phương Vũ -Nam, 40 tuổi, Hà Nội hỏi: Thưa giáo sư, nguyên tắc chung về ăn uống và luyện tập như thế nào để có một trái tim khỏe ? Cụ thể về ăn uống, nên ăn những loại thức ăn gì, hạn chế loại thức ăn gì và không nên ăn gì ? Luyện tập thể dục bằng cách nào thì tốt cho người bình thường. Với những người già có gì khác ? Đối tượng nào không nên tập thể dục ? Xin cảm ơn giáo sư
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Để có một trái tim khỏe thì rất cần phải thực hiện một lối sống lành mạnh với nhiều biện pháp phối hợp một cách đồng bộ. Trước hết, về ăn uống, không nên ăn mặn vì ăn mặn sẽ làm tăng khối lượng tuần hoàn từ đó gây THA và suy tim. Hạn chế tối đa các loại mỡ động vật, các loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol, các axít béo bão hòa như các loại phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, não...), trứng, các loại thức ăn nhanh. Nên tăng cường các loại rau xanh và hoa quả tươi trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. Tốt nhất, có 5 loại rau và hoa quả khác nhau trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mỗi người. Cùng với ăn uống hợp lý, rất nên có một chế độ tập luyện đều đặn thường xuyên hàng ngày. Với mọi người, nếu dành được 30 - 45 phứt mỗi ngày để tập thở và tập đi bộ nhẹ nhàng một cách thường xuyên thì rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của trái tim nói riêng. Với những người cao tuổi, việc tập luyện cần thực hiện những động tác vừa phải không gắng sức nhiều và đặc biệt trong mùa lạnh thì cần mặc ấm để tránh bị gió lùa và bị lạnh trong lúc tập.

Câu hỏi 1 - Trần hảo -Nam, 55 tuổi, haott56@yahoo.com hỏi: cho tôi hỏi, ăn tim lợn có bổ tim không ạ?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Cần lưu ý rằng hoàn toàn không phải ăn tim sẽ bổ tim, mà ngược lại, các loại phủ tạng động vật như tim, gan, bầu dục, não.... đều có chứa rất nhiều cholesterol. Vì vậy, nếu chúng ta ăn quá nhiều các thực phẩm này thì dễ gây nên tình trạng xơ vữa của các mạch máu từ đó gây hẹp hoặc tắc của các mạch máu trong cơ thể.



Câu hỏi 2 - Đức Tiến -Nam, 31 tuổi, Ba Đình, Hà Nội hỏi: Chào chú Việt. Gần đây khi chơi bóng đá, cháu hay có biểu hiện nhói bên ngực trái. Không rõ có phải cháu bị đau tim không chú? Làm cách nào để cháu có thể tránh khỏi tình trạng đó. Cháu cảm ơn chú!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Đau nhói ở ngực có thể là triệu chứng của bệnh tim mạch, nhưng cũng có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh khác nữa. Ví dụ như đau cơ, đau khớp ức sườn, đau thần kinh liên sườn, viêm phổi, u phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi... thậm chí rất nhiều người bị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản cũng bị đau ngực. Vì vậy, khi cháu đá bóng, tức là khi có gắng sức mà thấy đau tức ngực thì cũng cần đến các thầy thuốc để được thăm khám chi tiết xem cháu có bị bệnh tim mạch thực tổn hay không.



Câu hỏi 3 - Trần hảo -Nam, 55 tuổi, haott56@yahoo.com hỏi: ý của cuộc giao lưu nói về môi trường lành mạnh, môi trường này là gồm những yếu tố gì?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Chủ đề của ngày Tim mạch thế giới năm nay là: "Môi trường lành mạnh cho một trái tim khỏe". Liên đoàn tim mạch thế giới nhấn mạnh đến chủ đè này vì vấn đề môi trường lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của trái tim chúng ta. Trước hết, nếu môi trường không khí có quá nhiều khói thuốc lá, thuốc lào, các khói độc từ các nhà máy, từ các xe buýt, xe máy, từ các lò nung gạch... thì chắc chắn không những sẽ gây ra các bệnh lý về hô hấp mà còn gây ra rất nhiều bệnh lý tim mạch, nhất là các bệnh lý của động mạch vành. Môi trường lành mạnh ở đây còn lưu ý đến vấn đề môi trường dinh dưỡng ăn uống. Nếu ăn quá mặn, ăn quá nhiều mỡ động vật hoặc các thực phẩm có nhiều cholesterol, nếu uống quá nhiều rượu bia... thì chắc chắn hệ thống tim mạch của chúng ta sẽ sớm bị tổn thương. Môi trường lành mạnh ở đây cũng còn lưu ý chúng ta đến môi trường xã hội trong gia đình, trong cơ quan... Rất nên lưu ý hạn chế việc căng thẳng thần kinh, hay cáu kỉnh, bức xúc... mà nên sống thật thẳng thắn, thanh thản, bằng lòng với cuộc sống thực tại, tránh tình trạng lo âu, ức chế kéo dài... vì tất cả những yếu tố có hại nói trên đều là những stress nguy hiểm đối với hệ tim mạch của chúng ta.



Câu hỏi 4 - Phương Vũ -Nam, 40 tuổi, Hà Nội hỏi: Thưa giáo sư, nguyên tắc chung về ăn uống và luyện tập như thế nào để có một trái tim khỏe ? Cụ thể về ăn uống, nên ăn những loại thức ăn gì, hạn chế loại thức ăn gì và không nên ăn gì ? Luyện tập thể dục bằng cách nào thì tốt cho người bình thường. Với những người già có gì khác ? Đối tượng nào không nên tập thể dục ? Xin cảm ơn giáo sư
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Để có một trái tim khỏe thì rất cần phải thực hiện một lối sống lành mạnh với nhiều biện pháp phối hợp một cách đồng bộ. Trước hết, về ăn uống, không nên ăn mặn vì ăn mặn sẽ làm tăng khối lượng tuần hoàn từ đó gây THA và suy tim. Hạn chế tối đa các loại mỡ động vật, các loại thức ăn có chứa nhiều cholesterol, các axít béo bão hòa như các loại phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục, não...), trứng, các loại thức ăn nhanh. Nên tăng cường các loại rau xanh và hoa quả tươi trong khẩu phần thức ăn hàng ngày. Tốt nhất, có 5 loại rau và hoa quả khác nhau trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của mỗi người. Cùng với ăn uống hợp lý, rất nên có một chế độ tập luyện đều đặn thường xuyên hàng ngày. Với mọi người, nếu dành được 30 - 45 phứt mỗi ngày để tập thở và tập đi bộ nhẹ nhàng một cách thường xuyên thì rất tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của trái tim nói riêng. Với những người cao tuổi, việc tập luyện cần thực hiện những động tác vừa phải không gắng sức nhiều và đặc biệt trong mùa lạnh thì cần mặc ấm để tránh bị gió lùa và bị lạnh trong lúc tập.

Câu hỏi 1 - viet anh -Nam, 50 tuổi, vietanh@gmail.com hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hút thuốc lá, huyết áp 150/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim như thế nào? Làm sao ước tính được nguy cơ bị bệnh tim mạch?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Trường hợp của anh mới 50 tuổi mà có hút thuốc lá và có tăng huyết áp thì đây là hai yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng và rất phổ biến trong cộng đồng. Cả tăng huyết áp và cả hút thuốc lá đều gây nên tình trạng xơ vữa các động mạch, nhất là hút thuốc lá lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng hẹp hoặc tắc hệ thống động mạch vành, gây ra các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Có nhiều thang điểm để ước tính nguy cơ bị bệnh tim mạch, nhưng đơn giản nhất bạn có thể ước tính được nguy cơ tim mạch sẽ tăng nếu: tuổi cao, THA, rối loạn lipid máu, béo phì, hút thuốc lá, đái đường...

Câu hỏi 1 - Linh Nhi -Nu, 50 tuổi, linhnhi@gmail.com hỏi: Tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không? Xin cho biết những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Rất nhiều người trong chúng ta cũng thường có đôi lúc bị hồi hộp, đánh trống ngực nhất là khi trong trạng thái quá lo lắng hoặc ngược lại quá phấn chấn, xúc động quá nhiều. Vì vậy, không phải cứ hồi hộp đánh trống ngực là có bệnh tim. Tuy nhiên, nếu tự nhiên không gắng sức gì, không có lo âu hay xúc động đặc biệt nào mà đột nhiên thấy đánh trống ngực tim đập nhanh thì có thể là biểu hiện của một số cơn tim nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc thất. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp các thầy thuốc tim mạch để được thăm khám và nhất là được thăm dò Holter điện tâm đồ 24 giờ hoặc thăm dò điện sinh lý tim... để xác định là mình có bị những rối loạn nhịp tim đó không, từ đó sẽ có hướng xử lý thích hợp nhất với mình. Những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch thường rất đa dạng, phong phú. Những biểu hiện thường gặp nhất là đau tức ngực, khó thở, ho hoặc ho ra máu, phù chân, đái ít... Một số bênh nhân bị bệnh tim bẩm sinh thì thường có khó thở, môi tím, móng tay khum hoặc ngón tay dùi trống... Những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thì có thể đi từ những triệu chứng nhẹ như đau đầu, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, tê ở một bên chi, nói hơi ngọng... rồi có thể nặng hơn là méo miệng, thất ngôn, liệt nửa người, bán mê hoặc hôn mê sâu ngay...

Câu hỏi 1 - nguyen hoa binh -Nam, 65 tuổi, hỏi: toi hay tang HA vao buoi chieu thuong thi sang la 140/80 nhung chieu la 160/90 hang ngay uong 1v Amlodipin 5mg xin BS huong dan de buoi chieu HA khong tang cao xin cam on
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Có những bệnh nhân thường THA vào buổi sáng sớm, nhưng cũng có những bệnh nhân lại THA vào buổi chiều tối như trường hợp của bác. Tốt nhất nếu HA chỉ tăng vào buổi chiều tối thì trước thời điểm HA hay tăng như vậy khoảng 1 - 2 giờ bác nên uống các thuốc hạ áp để tránh tình trạng HA bị tăng cao và giữ cho HA được ổn định .



Câu hỏi 2 - Thái Tấn -Nam, 0 tuổi, huyquangpc3@gmail.com hỏi: xin cho hỏi bệnh nhân sau phẫu thuật bắt cầu động mạch vành, thì cần chú đến vấn đề gì và quy trình tái khám như thế nào?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Khi đã bị tắc động mạch vành và được phẫu thuật làm cầu nối chủ - vành, tức là bạn đã được tái thông dòng máu nuôi dưỡng cho vùng cơ tim phía sau chỗ động mạch vành bị tắc. Tuy nhiên, tình trạng xơ vữa động mạch vẫn luôn luôn tiến triển và luôn đe dọa hiện tượng tái hẹp trong Stent hoặc hẹp hay tắc tiếp ở những vị trí động mạch vành khác nữa. Vì vậy, sau khi đã được đặt Stent động mạch vành thì ngoài việc điều chỉnh tích cực lối sống, bệnh nhân rất cần phải dùng liệu pháp kháng tiểu cầu kép (aspirin, clopidogrel), statin. Ngoài ra nếu có THA, tiểu đường... thì rất cần phải điều trị các thuốc để hạ huyết áp và dưa đường huyết về mức bình thường. Thông thường khoảng 1 -2 tháng, bạn nên đến khám lại và làm một số thăm dò cần thiết như điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu... để bác sỹ có thể đánh giá chính xác tình trạng tim mạch của bạn và phát hiện được các biến chứng (nếu có), từ đó sẽ đề ra phương thức điều trị hợp lý nhất cho bạn.

Câu hỏi 1 - Nguyễn Huy Bình -Nam, 65 tuổi, hỏi: Tôi năm nay 68 tuổi, bị suy vành từ năm 2011. Hàng tháng tôi vẫn đi khám định kỳ và uống thuốc theo đơn, bệnh ổn định, thỉnh thoảng bị đau tức ngực khi gắng sức. Khoảng 1 năm trước tôi được tư vấn dùng thêm Ích Tâm Khang 1 thời gian, thấy sức khỏe được cải thiện, lên cầu thang đỡ mệt. Đến thời gian này tôi lại thấy xuất hiện tình trạng nhói ngực như trước. Xin hỏi GS, tôi sử dụng lại Ích Tâm Khang có được không?
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Trường hợp của bác đã bị suy vành từ năm 2011 và gần đây lại xuất hiện tình trạng đau tức ngực. Như vậy, có thể là một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị hẹp, hoặc tắc, hoặc co thắt... dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và gây nên cơn đau thắt ngực trên lâm sàng. Tốt nhất bác nên đến chuyên khoa tim mạch khám và được thăm dò một số xét nghiệm cần thiết như: điện tâm đồ, siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính 64 dãy hay 256 dãy, chụp động mạch vành với thuốc cản quang... để xác định chính xác vị trí và mức độ tổn thương của hệ thống động mạch vành, từ đó các thầy thuốc mới đưa ra được phương thức điều trị thích hợp nhất. Trong bệnh lý động mạch vành thì việc sử dụng các loại thuốc tây y như các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu, các thuốc nhóm statin... là rất cần thiết. Còn một số dược chất dạng thực phẩm chức năng thì cũng có thể sử dụng phối hợp thêm nhưng chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho điều trị mà thôi.


  Câu hỏi 1 - huỳnh tựu -Nam, 64 tuổi, 44 hồ tùng mậu buôn ma thuột. hỏi: Thưa Giáo sư , Tôi năm nay 64 tuổi bị bệnh cao huyết áp và đang điều trị. Gần đây tôi thường xuyên bị đau nhói ở vùng tim, đi khám bác sĩ bảo tôi bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực.Vậy kính mong Giáo sư tư vấn cho tôi phải điều trị bệnh này như thế nào ?
   - GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Tăng huyết áp có thể gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau về tim, thận, mắt, não, các mạch máu lớn. Trường hợp của bác có tăng huyết áp mà thường xuyên bị đau nhói ở vùng tim thì rất nhiều khả năng là hệ thống động mạch vành đã bị tổn thương (hẹp hoặc tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành). Vì vậy, bác rất nên đến sớm bệnh viện để được thăm khám toàn diện và làm một số thăm dò cần thiết nhằm đánh giá chính xác hệ thống động mạch vành có bị tổn thương không, vị trí mạch vành nào, mức độ tổn thương ra sao... để các thầy thuốc sẽ đề xuất phương thức sử lý thích hợp nhất cho bác.



  Câu hỏi 2 - Nguyễn Xuân -Nam, 0 tuổi, hỏi: Thưa Giáo sư, tôi 58 tuổi, huyết áp của tôi thường là 105/65, sau khi tập thể dục khoảng 45' huyết áp là 97/58;như vậy tình trạng huyết áp này có bình thường không thưa Giáo sư? Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!
   - GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Huyết áp tâm thu của người bình thường trong khoảng từ 90 đến dưới 140 mmHg và huyết áp tâm trương nằm trong khoảng từ 60 đến dưới 90 mmHg. Một số người có huyết áp dưới 90/60 mmHg thì thường là những trường hợp HA thấp. Tất nhiên có người huyết áp vẫn thấp nhưng hoàn toàn sống và sinh hoạt bình thường. Một số người huyết áp thấp quá thì có thể gây nên triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng... nhất là khi đứng lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Trường hợp của bác, huyết áp là 105/65 mmHg và sau khi tập thể dục thì huyết áp là 97/58 mmHg mà bác vẫn thấy bình thường thì hoàn toàn không có gì phải lo lắng cả mà đây là hiện tượng bình thường, bác vẫn nên tiếp tục tập thể dục đều đặn hàng ngày.

  Câu hỏi 1 - huỳnh tựu -Nam, 64 tuổi, 44 hồ tùng mậu buôn ma thuột. hỏi: Thưa Giáo sư , Tôi năm nay 64 tuổi bị bệnh cao huyết áp và đang điều trị. Gần đây tôi thường xuyên bị đau nhói ở vùng tim, đi khám bác sĩ bảo tôi bị bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực.Vậy kính mong Giáo sư tư vấn cho tôi phải điều trị bệnh này như thế nào ?
   - GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Tăng huyết áp có thể gây nên rất nhiều biến chứng khác nhau về tim, thận, mắt, não, các mạch máu lớn. Trường hợp của bác có tăng huyết áp mà thường xuyên bị đau nhói ở vùng tim thì rất nhiều khả năng là hệ thống động mạch vành đã bị tổn thương (hẹp hoặc tắc một hoặc nhiều nhánh động mạch vành). Vì vậy, bác rất nên đến sớm bệnh viện để được thăm khám toàn diện và làm một số thăm dò cần thiết nhằm đánh giá chính xác hệ thống động mạch vành có bị tổn thương không, vị trí mạch vành nào, mức độ tổn thương ra sao... để các thầy thuốc sẽ đề xuất phương thức sử lý thích hợp nhất cho bác.


Câu hỏi 1 - Phạm Minh Hiếu -Nam, 25 tuổi, hieupm_vn@yahoo.com hỏi: Xin Giáo sư cho biết, ông tôi bị bệnh tiểu đường, huyết áp, mắt dạo này thấy kém hơn. Đi khám bác sĩ bảo có dấu hiệu đục thủy tinh thể. Vậy làm thế nào để bảo vệ mắt và ông tôi có thể uống dầu cá, dầu gấc, hay loại thuốc nào để giữ mắt được không? Xin giáo sư tư vấn các biện pháp cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Trường hợp ông của bạn bị THA và nhất là bị thêm cả tiểu đường mà thị lực của mắt bị giảm đi nhiều thì đây là biến chứng đục thủy tinh thể, một biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân đái đường. Tình trạng đục thủy tinh thể này thường xảy ra ở cả hai mắt và ngày càng làm giảm nhiều thị lực của người bệnh. Tốt nhất là sau khi đã điều chỉnh tốt tình trạng huyết áp và mức đường huyết thì gia đình cần đưa bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa mắt để các thầy thuốc sẽ phẫu thuật thay thủy tinh thể cho bệnh nhân, chứ còn các loại dầu cá, dầu gấc... trong trường hợp này thường không giải quyết được biến chứng đục thủy tinh thể của người bệnh.



Câu hỏi 2 - Tú Anh -Nu, 46 tuổi, Công ty Tuyển than Cửa Ông, Cẩm Phả, Quảng Ninh hỏi: Tôi nghe nói hiện nay tại Viện Tim mạch Quốc gia có một phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp mà không cần phải uống thuốc có đúng không ạ? Cụ thể đó là phương pháp gì, thời gian điều trị là bao lâu và có tốn kém không? Xin cảm ơn ông!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Với tất cả các bệnh nhân THA, thì các biện pháp không dùng thuốc (điều chỉnh để có một lối sống hợp lý) là luôn luôn cần thiết. Nhưng bên cạnh các biện pháp điều chỉnh lối sống đó thì rất cần phải sử dụng các thuốc hạ huyết áp một cách thường xuyên và lâu dài mới có thể hạn chế được tối đa các biến chứng do THA gây nên. Có một số trường hợp THA kháng trị (tức là đã điều trị với liều tối đa ba loại thuốc hạ áp, trong đó có cả thuốc lợi tiểu) mà vẫn không đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 140/90 mmHg). Với những trường hợp khó khăn này, người ta có thể tiến hành một phương pháp điều trị mới là sử dụng các sóng có tần số radio (RF) để triệt phá hệ thống hạch giao cảm quanh động mạch thận. Kỹ thuật tiên tiến này hiện đã được ứng dụng tại Viện Tim mạch Việt Nam cho khoảng 15 bệnh nhân và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ, tỷ lệ số lượng thuốc hạ áp phải dùng cho người bệnh đã được giảm đi nhiều. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý một số người trẻ tuổi mà huyết áp rất cao thì thường là có một nguyên nhân cụ thể như hẹp động mạch thận, u lớp cầu của vỏ thượng thận, u tủy thượng thận... Những trường hợp này rất cần được thăm khám bởi các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch và làm một số xét nghiệm đặc biệt để có thể xác định rõ nguyên nhân gây THA, vì nếu xác định được chính xác nguyên nhân gây THA thì có thể điều trị khá triệt để tình trạng THA này.


Câu hỏi 1 - Nguyen Thuy Hoa -Nu, 38 tuổi, hỏi: Xin GS.TS cho biết bệnh tim mạch và huyết áp có yếu tố di truyền không? Gia đình tôi có bà ngoại từng có tiền sử tim mạch và bố tôi cũng từng có bệnh cao huyết áp, liệu tôi có khả năng mắc những bệnh này? Xin cảm ơn GS.TS!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Nếu trong gia đình mà ông bà, bố mẹ bị THA thì nhiều khả năng con cái cũng bị THA. Tất nhiên, không phải tất cả con cháu đều bị THA nhưng tỷ lệ con cháu của những bệnh nhân bị THA thì luôn cao hơn những gia đình mà bố mẹ có mức huyết áp bình thường. Tốt nhất là những đối tượng mà có yếu tố gia đình bị THA hoặc bị các bệnh tim mạch trước đó thì rất nên chủ động thực hiện một cách nghiêm túc việc điều chỉnh lối sống hợp lý (không ăn mặn, không hút thuốc, hạn chế các thức ăn nhanh, các thực phẩm có nhiều axít béo bão hòa, tập luyện thể lực thường xuyên, giảm cân (nếu béo phì), tránh lo âu hoặc căng thẳng thần kinh kéo dài, khám sức khỏe định kỳ (nhất là kiểm tra số đo huyết áp), điều trị tốt tình trạng THA, rối loạn lipid máu, tiểu đường... để có thể có được một tình trạng sức khỏe tốt, một trái tim khỏe.



Câu hỏi 2 - Phạm Minh Hiếu -Nam, 25 tuổi, hieupm_vn@yahoo.com hỏi: Xin Giáo sư cho biết, ông tôi bị bệnh tiểu đường, huyết áp, mắt dạo này thấy kém hơn. Đi khám bác sĩ bảo có dấu hiệu đục thủy tinh thể. Vậy làm thế nào để bảo vệ mắt và ông tôi có thể uống dầu cá, dầu gấc, hay loại thuốc nào để giữ mắt được không? Xin giáo sư tư vấn các biện pháp cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn!
- GS.TS.Nguyễn Lân Việt, Phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam : Trường hợp ông của bạn bị THA và nhất là bị thêm cả tiểu đường mà thị lực của mắt bị giảm đi nhiều thì đây là biến chứng đục thủy tinh thể, một biến chứng rất thường gặp ở bệnh nhân đái đường. Tình trạng đục thủy tinh thể này thường xảy ra ở cả hai mắt và ngày càng làm giảm nhiều thị lực của người bệnh. Tốt nhất là sau khi đã điều chỉnh tốt tình trạng huyết áp và mức đường huyết thì gia đình cần đưa bệnh nhân đến khám tại chuyên khoa mắt để các thầy thuốc sẽ phẫu thuật thay thủy tinh thể cho bệnh nhân, chứ còn các loại dầu cá, dầu gấc... trong trường hợp này thường không giải quyết được biến chứng đục thủy tinh thể của người bệnh.

Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn rất nhiều câu hỏi trong buổi giao lưu trực tuyến, GS Nguyễn Lân Việt cũng đã trực tiếp chọn lọc các câu hỏi chung, nhiều người quan tâm nhất để giải đáp. Vì thời gian không cho phép, các câu hỏi còn lại chưa được giải đáp, rất mong bạn đọc thông cảm. VnMedia sẽ chọn lọc các câu hỏi nhiều người quan tâm còn lại để gửi tới các chuyên gia của Bệnh Viện Tim mạch và đăng tải lại trên VnMedia trong thời gian tới.



Báo điện tử VnMedia

Ý kiến bạn đọc