Lưu ý dinh dưỡng cho bé trong ba năm đầu đời

07:02, 02/07/2014
|

(VnMedia) - 1.000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ đóng một vai trò quan trọng (quyết định) đến sức khỏe của đứa trẻ đó trong tương lai. Sau đây là những điều cần ưu tiên trong giai đoạn này.


 


 



 

 


Ảnh minh họa 


 

  1.000 ngày : cho bước khởi đầu tốt đẹp trong cuộc đời

 

Trong những năm 1980, nhà dịch tễ học người Anh David Barker lần đầu tiên chứng minh rằng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở tuổi trưởng thành có liên quan nhiều đến cân nặng lúc sơ sinh hơn tất cả yếu tố rủi ro khác liên quan đến tập tính ở tuổi trưởng thành.

Tiếp sau phát hiện này, các nghiên cứu khác được tiến hành ccũngđã chỉ ra rằng 1.000 ngày đầu tiên của cuộc sống (tính từ lúc bà mẹ bắt đầu mang thai đến cuối năm thứ hai của đứa trẻ) là giai đoạn trong đó đứa trẻ đặc biệt nhạy cảm với các kích thích môi trường, chúng cũng nhạy cảm hơn với bệnh liên quan đến béo phì, tiểu đường hoặc cao huyết áp.

"Trong giai đoạn quan trọng này, môi trường với tất cả các nghĩa của nó - dinh dưỡng, sinh thái học, tâm lý tình cảm, kinh tế xã hội..., góp phần tạo nên những gen bền vững", tổ chức y tế thế giới (WHO) giải thích khi phát động ý tưởng 1.000 ngày đầu tiên để kiềm chế sự gia tăng các bệnh mãn tínhtrong thập kỷ tới.

 

1.000 ngày : trước và trong thời kỳ mang thai

- Theo dõi lượng folate (hay còn gọi là vitamin B9, là chất thiết yếu trong việc hình thành và phát triển hệ thần kinh của thai nhi ngay từ giai đoạn đầu, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào máu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành ống thần kinh của thai nhi) trước khi thụ thai (bao gồm của cả người cha) , nếu thiếu cần phải bổ sung. Lượng folate rất cao trong gan; caotrong rau bina, cải xoong, rau diếp xoăn, bồ công anh, rau diếp cừu, dưa ; trong pho mát (pho mát bri Pháp, pho mát xanh, pho mát dê), quả óc chó, hạt dẻ và các hạt khác ...

- Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt lưu ý không để có bất kỳ thiếu hụt nào về sắt, axit béo omega 3 (DHA), vitamin D i-ốt.

- Tránh tăng cân quá nhiều về trọng lượng trước và trong khi mang thai, theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) dùng dể đánh giá mức độ gầy béo của một người hạn chế tối đa thuốc lá, rượu, căng thẳng, các chất ô nhiễm, ma túy.

- Tuân thủ chế độ ăn giàu trái cây và rau quả nhưng tránh các chế độ ăn kiêng (không được khuyến khích trong thời kỳ mang thai và cho con bú), vì chúng có thể khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu vitamin B12, vitamin D, sắt, iốt và canxi.

1.000 ngày : những ngày đầu tiên của đứa trẻ

- Ưu tiên cho con bú càng lâu càng tốt, nếu có thể cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, và sau đó là cung cấp cho bé chế độ ăn uống đa dạng.

- Trong suốt thời gian cho con bú, hãy chú ý tuân theo một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng các chất, tiếp tục tránh thuốc lá và rượu.

- Hãy dần tập cho bé ăn thức ăn đặc trong khoảng từ 4 đến 6 tháng, bổ sung thêm sữa  500 ml đến 800 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh mỗi ngày).

- Nạp vào cơ thể trẻ từ 4 đến 7 tháng gluten (một loại protein được tìm thấy trong lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì, và yến mạch) với lượng nhỏ để ngăn ngừa bệnh loét dạ dày.

-Hãy cung cấp cho trẻ đủ các chất dinh dưỡng nhất định (sắt và axit béo thiết yếu) và ưu tiên chế độ ăn uống có chứa ít (nhất có thể) thuốc trừ sâu các chất gây ô nhiễm khác.

1.000 ngày : năm thứ hai của trẻ

- Duy trì lượng sữavà sản phẩm sữa (500 ml/ ngày) và chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng đến 3 tuổi.

- Phát huy thói quen ăn uống tốt: thức ăn trẻ em cần được bổ sung thêm muối hợp lí, không quá nhiều đường. Theo dõi bổ sung lượng protein và chú ý đến việc cung cấp trái cây và rau cho trẻ.

- Hãy chắc chắn bạn cung cấp đủ cho bé chất sắt, iốt và omega 3, bổ sung thêm vitamin D cho đến khi ít nhất là 3 tuổi.

- Khuyến khích trẻ em vận động và tiêu thụ năng lượng mỗi ngày.


Quế Anh - (tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc