Cảnh giác những biểu hiện bất thường của “cậu nhỏ”

06:40, 09/01/2013
|

(VnMedia) - “Cậu nhỏ” giống như bao cơ quan khác trong cơ thể của nam giới, nó có thể gặp bất cứ trục trặc nào. Những trục trặc này có thể là bẩm sinh nhưng cũng có thể mắc phải.
 
Nếu chúng ta phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì chuyện này rất nhỏ, nhưng nếu chúng ta không phát hiện sớm, không điều trị kịp thời thì để lại hệ lụy sâu sắc trong đời.
 
Ths. Bs. Nguyễn Hoài Bắc, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Việt Đức cho biết có một số trục trặc khó nói có thể xảy ra ở “cậu nhỏ” như sau:
 
“Cậu nhỏ” bị cong vẹo
 
Bình thường “cậu nhỏ” không phải thẳng tắp một trục, nếu chỉ hơi khẽ bị cong một chút so với trục thẳng (tính từ đầu dương vật đến cậu nhỏ) thì là chuyện bình thường. Có thể có người cong lên trên, có người hướng xuống dưới, với góc cong nhẹ khoảng 30 độ. Tất cả hiện tượng cong bên nọ, vẹo bên kia có thể là do thói quen nào đó. Tất cả sự cong vẹo này không ảnh hưởng gì đến chức năng của dương vật.
 
Tuy nhiên, một số trường hợp có “cậu nhỏ” cong vẹo do bệnh lý. Nếu lấy trục của dương vật so với gốc của dương vật có độ cong trên 45 độ là được chẩn đoán là cong dương vật. Cong dương vật có thể do bẩm sinh, có thể mắc phải do một số bệnh khiến vật hang bị sơ hoá, làm ảnh hưởng đến chức năng của “cậu nhỏ”, khiến khi cương lên rất đau hoặc khó khăn trong “quan hệ”.

Hẹp bao quy đầu
 
Đối với một em bé không nên can thiệp cắt bao quy đầu sớm. Vì hầu hết các em bé sinh ra đều hẹp bao quy đầu. Hiện tượng này sẽ tự được giải quyết khi trong  thời gian trước khi em bé đủ 2 tuổi.
 
Nếu sau 2 tuổi, bao quy đầu của bé vẫn còn hẹp thì chúng ta nên có động tác lộn lại cho các em. Đối với trẻ đã làm động tác lộn nhiều lần mà vẫn không được, qua tuổi dậy thì chúng ta mới nên can thiệp.

Với những người đàn ông bình thường dương vật cứng và bao quy đầu khá rộng đủ để cho chàng “hoạt động”. Tuy nhiên, cũng có một số nam giới lại có bao quy đầu khá hẹp và bám chặt lấy “cậu nhỏ” khiến cho “cậu bé” bị đau, tấy, có dấu hiệu chảy máu, thậm chí còn gây ra các bệnh như nhiễm trùng tiểu, viêm quy đầu, ung thư dương vật khiến khó khăn trong việc đi tiểu vì đau và sưng tấy. 
 
Thiếu một tinh hoàn
 
Theo các nhà khoa học, khoảng 3% những đứa trẻ sinh ra là ở trong hoàn cảnh này. Đó là do tinh hoàn chưa di chuyển xuống bìu. Thường trước khi sinh, cả hai tinh hoàn của thai nhi đều nằm trong ổ bụng. Khoảng tháng thứ 8 - 9 của thai kỳ, chúng mới di chuyển xuống bìu. Trong một số trường hợp, nếu tinh hoàn không di chuyển xuống bìu. Nhiều trẻ sơ sinh đã phải làm phẫu thuật sau khi sinh để lấy lại vị trí.

Một vài trường hợp thì không cần thiết phải phẫu thuật bởi nó có nhưng vì bị lặn vào trong mà thôi. Bạn không nên quá lo lắng về điều này. Việc thiếu một tinh hoàn không ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản. Người này vẫn có ham muốn như bất cứ người đàn ông nào khác. Chỉ cần chất lượng tinh trùng của mình ổn là việc có con hoàn toàn không có vấn đề gì cần phải lo ngại.

Rối loạn cương dương

Tién sỹ, Bác sỹ Lê Vương Văn Vệ - Giám đốc bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, hiện rối loạn cương dương là bệnh gặp khá phổ biến ở đàn ông Việt Nam. Nguyên nhân gây ra kém cương dương có thể do bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, nghiện rượu, xơ vữa mạch máu... Trong thực tế 70% những nguyên nhân gây rối loạn cương dương là do nội tiết tố.

Rối loạn cương do nội tiết, ví dụ như hẹp động mạch máu, do giãn tĩnh mạch tinh, ảnh hưởng đến khả năng tình dục, gây đau, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thì phải điều trị bằng phẫu thuật, tạo hình lại.


Thuỳ Minh

Ý kiến bạn đọc