Kẻ thù "giấu mặt" gây loãng xương

10:13, 12/04/2012
|

(VnMedia)- Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng và hủy hoại vi cấu trúc của hệ thống xương dẫn đến giảm sức mạnh của xương và có nguy cơ gãy xương. Loãng xương liên quan chặt chẽ đến độ tuổi, giới tính, tuổi càng cao và giới tính nữ sẽ bị loãng xương nhiều hơn.

Theo thống kê của Tổ chức chống loãng xương Quốc tế, trên thế giới, cứ 3 phụ nữ thì có một người bị loãng xương, đối với đàn ông tỷ lệ này là 1/5. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loãng xương là nguyên nhân hàng thứ 2 gây nên bệnh tật, chỉ sau bệnh tim mạch.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng kéo dài một số dược phẩm sau có thể gây ra loãng xương, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của con người. Có thuốc giảm tới 50% mật độ khoáng trong xương, có thể làm nguy cơ gãy xương tăng lên từ 2 đến 3 lần.

Thuốc chống viêm Glucocorticoid

Đây là thuốc corticoid, chúng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của xương. Rất nhiều người dùng thuốc này do nó có tác dụng để điều trị các bệnh liên quan đến viêm mãn tính như hen suyễn, viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp hay liên quan đến các bệnh tự miễn như Lupus, vẩy nến...

Dùng corticoid lâu ngày có thể bị loãng xương vì thuốc này làm tăng đào thải calci qua nước tiểu gây thiếu calci, giảm quá trình tạo xương. Ngoài ra, thuốc này còn gây thoái hóa protein, là chất cơ bản của xương.

Thuốc chống động kinh

Các loại thuốc chống động kinh dùng lâu dài làm tăng nguy cơ loãng xương. Đó là do chúng có tác dụng gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc ở gan, làm cho hệ engym chuyển hóa thuốc hoạt động mạnh hơn trong cơ thể. Từ đó, dẫn đến việc làm mất hoạt tính của bất cứ thuốc nào dùng sau đó, thậm chí có thể còn làm tăng độc tính. Ngoài ra, chính các chất có trong cơ thể lại bị chuyển hóa ở gan để trở thành chất khác như vitamin D bị chuyển hóa ở gan trở nên mất tác dụng của vitamin, không còn chuyển hóa tốt calci để tạo xương nữa.

Thuốc an thần

Khi sử dụng thuốc an thần, cơ thể có xu hướng gia tăng nồng độ hoóc môn prolatin. Điều này khiến nồng độ estrogen, hoóc môn vô cùng quan trọng với hệ xương nữ giới giảm xuống. Nếu lạm dụng thuốc an thần sẽ làm giảm estrogen và mật độ xương tự nhiên.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu ảnh hưởng đến loãng xương, làm tăng quá trình thải calci qua đường tiết niệu. Calci bị đào thải cơ thể phải huy động calci từ xương cho cơ và thần kinh hoạt động và như vậy làm cho xương ngày càng mỏng đi.

Vitamin A

Theo nghiên cứu gần đây, vitamin A làm ức chế chức năng của tế bào tạo xương, tăng hoạt động tế bào hủy xương. Nếu lạm dụng vitaminh A khiến tốc độ xương bị lòng còn đến sớm hơn so với do tuổi tác gây ra.

Thuốc tránh thai

Theo cảnh báo của cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA), thuốc tránh thai Depo-Provera, loại dùng để tiêm có thể gây yếu xương cho người sử dụng.

Theo quan chức FDA khuyến cáo, phụ nữ nên dùng Depo-Provera nếu không muốn lựa chọn các biện pháp tránh thai khác hoặc khi các loại thuốc khác không đạt hiệu quả như mong muốn. Depo-Provera là loại thuốc tránh thai dùng để tiêm theo chu kỳ 13 tuần.

Thuốc chống viêm dạ dày

Một số loại thuốc chống viêm loét dạ dày rất tốt trong điều trị viêm dạ dày, hành tá tràng. Nhưng một số loại thuốc gây loãng xương. Hầu hết mọi người hay dùng đơn cũ hoặc đơn của người khác để điệu trị viêm dạ dày nhưng ít ai biết mật độ xương ở lần sau hoàn toàn khác so với lần uống đầu. Do vậy, nếu sử dụng tùy tiện thì có thể làm xương bị ảnh hưởng trầm trọng.


Thuốc chống đông máu:

Thuốc đông máu thường được dùng theo chỉ định để đảm bảo an toàn khi truyền máu. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị bệnh về tim cần sử dụng một thời gian dài sau khi điều trị. Nhưng, nếu sử dụng thuốc này sẽ gây loãng xương, đó là vì thuốc này gắn với một protein kích thích tế bào tạo xương. Khi bị mất protein này, tế bào tạo xương không thể họa động được nữa. 

Loãng xương liên quan chặt chẽ đến độ tuổi, giới tính, tuổi càng cao và giới tính nữ sẽ bị loãng xương nhiều hơn. Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày, trong quá trình sử dụng thuốc chúng ta nên thận trọng và nên tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng.


Lan Ý - (theo Health)

Ý kiến bạn đọc