(VnMedia) - Tiềm lực của lực lượng hạt nhân hải quân Nga sẽ được củng cố khi các tàu ngầm thuộc lớp Borei tiếp tục được đóng thêm. Đó là thông tin vừa được Tư lệnh Lực lượng Hải quân Nga - Đô đốc Vladimir Korolyov đưa ra hôm qua (14/12).
“Duy trì tiềm lực của lực lượng hải quân chiến lược Nga bằng cách biên chế tàu ngầm tên lửa Borei-A và Borei-B là tôn chỉ phát triển của hạm đội”, ông Korolyov cho biết trong một cuộc họp của ủy ban hợp tác quốc phòng với Ban Chỉ huy Hải quân Nga.
Tàu ngầm lớp Borei nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga với trị giá 755 triệu USD.
Tàu ngầm lớp Borei có chiều dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước tối đa đạt đến 24.000 tấn. Tàu có khả năng lặn ở độ sâu tối đa 480m và di chuyển với tốc độ 29 dặm/giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập trong 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn 107 người mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borei được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng…Ngoài ra tàu còn được trang bị loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất và hiện đại nhất của Nga, đó chính là Bulava.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm - Bulava được coi là quyền lực của nước Nga.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Tên lửa Bulava được khởi chế từ năm 1998. Nga muốn phát triển tên lửa Bulava thành thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945, bởi vậy Bulava có thể phá huỷ cả một quốc gia.
Tên lửa đạn đạo 3 tầng này có khả năng mang tới 10 đầu đạn độc lập và có tầm bắn lên đến 8000 km.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm đã già cỗi thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borei là loại tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giới với biệt danh là "quái vật biển".
Nga hiện đang nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển các tàu ngầm và tên lửa với mục tiêu đưa hai loại vũ khí này trở thành trụ cột trong lực lượng Hải quân Nga. Theo kế hoạch dự kiến, Hải quân Nga sẽ được đầu tư gần 1/4 trong tổng ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỉ USD) từ nay đến cuối thập kỷ. Dự kiến, 8 chiếc tàu ngầm lớp Borei sẽ gia nhập biên chế Hải quân Nga trước năm 2020. Hiện có 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Borei bao gồm Alexander Nevsky và Yury Dolgoruky đã được chính thức đưa vào biên chế.
Nga cũng đang cấp tập đóng tiếp những chiếc tàu ngầm lớp Borei tiếp theo. Với những chiếc tàu ngầm tối tân loại này, Lực lượng Hải quân Nga sẽ như "hổ mọc thêm cánh", khiến phương Tây thêm phần lo ngại.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borei và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Tên lửa Bulava được khởi chế từ năm 1998. Nga muốn phát triển tên lửa Bulava thành thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.
Với sức mạnh ưu việt của mình, tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm đã già cỗi thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borei là loại tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giới với biệt danh là "quái vậy biển".
Nga đang nỗ lực đẩy mạnh việc phát triển các tàu ngầm và tên lửa với mục tiêu đưa hai loại vũ khí này trở thành trụ cột trong lực lượng Hải quân Nga. Theo kế hoạch dự kiến, Hải quân Nga sẽ được đầu tư gần 1/4 trong tổng ngân sách quốc phòng 20 nghìn tỉ rúp (621,31 tỉ USD) từ nay đến cuối thập kỷ. Dự kiến, 8 chiếc tàu ngầm lớp Borei sẽ gia nhập biên chế Hải quân Nga trước năm 2020.
Đan Khanh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc