Huy Hoàng "phê thuốc" và vũ điệu Thần Chết!

18:05, 09/09/2012
|

(VnMedia) - Lâu nay chuyện cầu thủ nội ngoại binh ở Việt Nam ăn gì, chơi gì vẫn là vấn đề nhạy cảm ít được biết đến. Ngoài vụ việc hậu vệ Huy Hoàng có biểu hiện ''phê thuốc'' rồi gay tai nạn, chỉ có một số ít trường hợp được phát hiện liên quan việc tiêm chích, sử dụng các loại ma túy gây nghiện trong quá khứ.

Cái ''chết trắng'' len lỏi sân cỏ Việt

Đến lúc này, hồi chuông báo động về việc cầu thủ ở ta dùng chất kích thích, chất gây nghiện tổng hợp được rung lên, sau sự kiện cựu tuyển thủ Huy Hoàng gây tai nạn ở Thanh Hóa trong tình trạng ''phê thuốc''. Điểm lại hơn 10 năm qua, có đến cả chục vụ án lớn nhỏ liên quan đến may túy gắn liền cầu thủ nội - ngoại binh ở ta. Và thật kỳ lạ việc cầu thủ thay nhau dính ''phốt'' trong sự bàn quan, thiếu trách nhiệm từ nhiều đội bóng chủ quản.

Có lẽ vụ việc đau lòng nhất vào năm 2010, khi tiền đạo đội B.Bình Dương, Gaston Molina, bị đột tử trong một khách sạn ở TP.Hồ Chí Minh, do dùng ma túy quá liều. Được biệt chân sút Argentina từng chơi rất hay trong màu áo SHB.Đà Nẵng, nhưng bị lãnh đạo đội phát hiện dùng ma túy, nên mới thanh lý hợp đồng sớm. Vào đất Thủ Dầu Một chưa lâu, Molina gây bàng hoàng cho tất cả, khi đột ngột ra đi trong đỉnh cao sự nghiệp.

Nhiều người chưa từng quên tiền đạo Musisi từng cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử Uganda cũng từng chôn vùi sự nghiệp do liên quan đến ''cái chết trắng''. Từng được xem trụ cột SHB.Đà Nẵng mùa 2003, Musisi lôi kéo đàn em như Achilefu, Amaobi vào những cuộc truy hoan vũ trường lẫn ma túy. Đến cuối giải năm ấy, Musisi bị phát hiện nhiệm căn bệnh HIV/AIDS thế kỷ và trở về nước không kèn không trống.

Theo lời ngoại binh Tshamala, ngoại binh chơi bóng Việt Nam dùng ma túy rất nhiều, nhưng Musisi và Molina, là hai trường hợp duy nhất bỏ mạng vì ''cái chết trắng''. Còn nhiều trường hợp khách chưa được đưa ra ánh sáng, nhưng con số nội ngoại binh dùng ma túy theo đã tăng cao đáng báo động.

Đó là thực trạng cho thấy công tác quản lý, kiểm tra cầu thủ ở ta dùng chất kích thích, thậm chí chất cấm vẫn còn lỏng lẻo. Từ việc các đội bóng quá dễ dàng trong việc quản lý cầu thủ dẫn đến việc nhiều cầu thủ ở ta đang bị cuốn theo sức hút chết người từ các thuốc gây nghiện đang bán tràn lan ở nhiều quán bar, vũ trường, nhà nghỉ... 

Ảnh minh họa

Ngoài nghi án ''phê thuốc'' của cựu tuyển thủ Huy Hoàng, có quá ít các vụ
án cầu thủ liên quan đến ma túy được phanh phui trong những năm qua

Chính vì vậy, nhưng trường hợp cầu thủ bị phát hiện tàng trữ chất cấm trái phép như: Thanh Tuấn, Hồng Việt, Như Ý, Văn Hiền (Sông Lam Nghệ An), Xuân Thành (Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội), hay 5 cầu thủ đội Hà Nội.T&T: Anh Thi, Sỹ Mạnh, Quốc Tuấn, Trọng Minh, Xuân Tú bị phát hiện trong tình trạng ''lắc'' thuốc vào năm 2008... là trường hợp ít ỏi được đưa ra ánh sáng. Có thể thấy rằng ''cái chết trắng'' bao trùm sân cỏ Việt từ nhiều năm qua. Đã có rất đông cầu thủ nội ngoại binh đã hơn 1 lần có sử dụng chất gây nghiện.

Đáng tiếc trước vấn nạn trên, đa phần các đội bóng lựa chọn giải pháp im lặng theo kiểu ''sống chung với lũ'', thay vì mạnh tay kiểm tra, loại bỏ những cầu thủ bị biến chất khỏi đời sống bóng đá lẫn xã hội.

Đã đến lúc siết chặt kỷ cương

Sau sự việc cựu tuyển thủ Huy Hoàng dính nghi ngờ ''phê thuốc'' gây tai nạn giao thông, dư luận đòi hỏi Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Công ty cổ phần bóng đá VPF và chính các câu lạc bộ phải xiết chặt công tác kiểm tra ''doping'' từ với cầu thủ nội, ngoại binh. Thậm chí vào lúc này, ít đội bóng dám tự tin cầu thủ mình trong sạch nếu bất ngờ thử ''test'' kiểm tra có dương tính với chất gây nghiện hay không.

Cầu thủ bây giờ có nhiều tiền, lại bị đủ thói xấu đeo đuổi, chuyện nảy sinh thói hư, tật xấu là khó tránh khỏi. Thậm chí tư tưởng dùng chất kích thích để chứng tỏ đẳng cấp, duy trì thể lực, tinh thần lẫn vượt qua áp lực từ sân cỏ, đời sống... đã xuất hiện lệch lạc trong tư tưởng của nhiều cầu thủ ở ta. Nếu không dập đi suy nghĩ thiển cận, kiểu ngắn ngày như thế, sân cỏ Việt Nam sẽ phải trả giá cho chính việc buông lỏng kỷ cương, quy tắc như lúc này.

Thế nên việc công an thành phố Thanh Hóa công bố kết luật cuối cùng việc Huy Hoàng không ''phê thuốc'' khi gây tai nạn, nhưng dư luận chưa thực sự tin tưởng kết luật ấy, nhất là khi hình ảnh phản cảm Huy Hoàng ''phê thuốc'' xuất hiện tràn lan trên khắp báo mạng. Đã có nghi vấn đặt ra về việc có hay không hành vi bao che cho lỗi lầm của cựu tuyển thủ Huy Hoàng sau tai nạn giao thông gây ra ngày 7/9,

Trước những sự cố liên tục liên quan ma túy gắn cầu thủ, Tổng giám đốc Công ty cổ phần bóng đá VPF, ông Phạm Ngọc Viễn, cũng thừa nhận việc phải tổ chức kiểm tra chặt chẽ hơn cầu thủ có dùng chất kích thích từ mùa giải 2013. Đó là việc làm cần thiết, quyết liệt trong việc quản lý, kiếm soát đời sống cầu thủ Việt, thay vì các làm qua loa, xuề xòa trong suốt nhiều năm qua ở đời sống bóng đá Việt Nam.


Phan Anh

Ý kiến bạn đọc