10 năm và những mốc "kinh hoàng" của Công nghệ

09:22, 02/02/2011
|

(VnMedia) - 10 năm đầu tiên đã trôi qua kể từ dự đoán sự cố Y2K khiến cho không chỉ giới công nghệ hoang mang lo sợ mà cả thế giới nín thở trải qua thời khắc lịch sử này. Tuy nhiên, sau 10 năm còn rất dấu ấn đáng sợ khác trong thế giới  công nghệ vẫn còn đọng lại trong ký ức của nhiều người.

Dưới đây chúng tôi xin điểm lại những dấu ấn hãi hùng đó:

Y2K

Được dự đoán xảy ra vào thời khắc bắt đầu năm 2000. Sự cố này sẽ khiến cho những chiếc máy tính trên toàn thế giới không thể phân biệt được đâu là năm 2000 và năm 1900. Đây được coi là ngày tận thế của thế giới và công nghệ. Theo đó, các máy tính sẽ bị nhầm lẫn trong cách đọc năm theo 2 chữ số cuối cùng. Điều này sẽ dẫn đến sự tê liệt của mạng máy tính toàn cầu. Không chỉ có máy tính mà còn cả cầu thang máy, hệ thống quản lý ngân hàng, hệ thống không lưu của ngành hàng không,… cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, hàng nghìn tỷ USD đã được đổ vào để lập trình lại hệ thống, thay thế các phần cứng cũ, cài đặt phần mềm với cơ chế đọc số năm đầy đủ (4 chữ số). Cả thế giới đã nín thở chờ đợi giây phút này nhưng may mắn không có sự cố nào xảy ra.

Sâu Conficker

Xuất hiện vào năm 2008-2009 đã kiếm soát khoảng 10 triệu máy tính của cá nhân/doanh nghiệp/chính phủ. Sâu Conficker (cũng nổi tiếng như Downup, Downadup và Kido), được phát hiện đầu tiên vào năm 2008 là virus nhắm tới các hệ điều hành Windows. Sâu này đã sử dụng các kỹ thuật cải tiến độc hại để tấn công hệ thống máy móc và đưa vào trong mạng máy tính “ma” để tác giả của sâu này có thể điều khiển máy tính đó từ xa. Đây được coi là một trong những vụ lây nhiễm máy tính lớn nhất kể từ năm 2003. Ước tính khoảng 10 triệu máy tính đã bị nhiễm Conficker.

Biến thể cuối cùng của Conficker dập tắt vào giữa tháng 4/2009, nhưng tác giả tạo ra sâu này vẫn chưa hề bị “lật mặt”. Mối đe dọa của sâu này nghiêm trọng đến mức Microsoft và ICANN đã treo giải 250.000USD cho ai cung cấp thông tin bắt được tác giả sâu Conficker.

Mydoom

Vào tháng Giêng năm 2004, một loại sâu email mới bắt đầu phát tán trên mạng Internet, xuất hiện như việc truyền tin nhắn bị lỗi tệp tin đính kèm. Nếu nạn nhân chạy tệp đính kèm, sâu sẽ không chỉ tự gửi cho mọi người trong danh sách mà còn tự đính kèm bất cứ bản sao Kazaa để phát tán qua mạng. Cuối cùng nó được nhân viên của McAfee (một trong những người đầu tiên phát hiện ra sâu này) đặt tên là Mydoom. Một biến thể của sâu này là một phần trong các cuộc tấn công mạng Nam Hàn vào năm 2009. Tác giả của sâu chưa bao giờ bị phát hiện nhưng các hãng bảng mật cho rằng, chúng được đặt trong thư rác và bắt nguồn từ Nga.

Theo dõi bằng kỹ thuật RFID

RFID (nhận diện tần số vô tuyến) là một công nghệ để theo dõi các đối tượng. RFID thường xuất hiện trong một dạng chip nhỏ để có thể gắn vào một đối tượng muốn nhận dạng và giám sát; hiện chúng được áp dụng  trên hộ chiếu điện tử, thẻ ra vào an ninh,…Công nghệ này xuất hiện từ năm 2002 nhưng đã bị chỉ trích nặng nề vì công nghệ này có thể dễ dàng bị lợi dụng để theo dõi mọi sự di chuyển của bạn. Tuy nhiên, trên thực tế chúng đã được áp dụng cho các loại hộ chiếu mới.

Virus ILOVEYOU

Virus ILOVEYOU – sâu máy tính phát tán qua email xuất hiện vào năm 2000. Tương tự với các loại sâu email khác, sâu này cũng yêu cầu người dùng chạy tệp tin thực thi. Chúng ẩn dưới dạng tệp tin có tên gọi "LOVE-LETTER-FOR-YOU.TXT.vbs. Khi người dùng mở tệp tin này, sâu sẽ gửi các bản sao email tới 50 địa chỉ liên hệ đầu tiên trong danh sách Windows Address Book của người dùng và sau đó thay đổi hệ thống (chúng sẽ viết đè một lượng lớn tệp tin gồm .JPG, .DOC, với bản sao của chính chúng). Ước tính 50 triệu máy tính (chỉ máy cài Windows) bị lây nhiễm và gây thiệt hại khoảng 5,5 tỷ USD.

Chỉ 1 ngày sau khi virus này được phát tán, cảnh sát Philippines đã bắt giữ 2 sinh viên lập trình máy tính. Đáng tiếc, các nhà cầm quyền đã không thể kết án họ vì chưa có luật chống lại những người viết mã độc.

Công nghệ nổ máy bay

Hậu quả này được dự đoán từ năm 2000. Theo đó, sóng điện thoại di động có thể khiến cho máy bay rơi khỏi bầu trời. Bạn có thể không được mang nước đóng chai hay giũa, kìm cắt móng tay lên máy bay nhưng bạn có thể mang smartphone, mặc dù trên thực tế, toàn bộ phi hành đoàn sẽ cảnh báo hành khách nên tắt điện thoại di động trong suốt chuyến bay hoặc đối mặt với hậu quả thảm khốc. Nhưng chưa có bất cứ trường hợp nào trong tài liệu cho thấy sóng điện thoại gây xung đột với hệ thống định vị của máy bay. Nhưng chẳng lẽ họ (an ninh sân bay) lại để cho mọi người tự do lên một chiếc máy bay nặng 500 tấn thép với một quả bom (ĐTDĐ) trong túi hay sao. Nếu điều đó xảy ra, thì nó lại quá dễ dàng cho những kẻ khủng bố.

Sâu Witty

Xuất hiện vào năm 2004 và là sâu máy tính đầu tiên gây thiệt hại trên diện rộng. Chúng lây nhiễm cho khoảng 12.000 hệ thống thiết bị.

Sâu Witty được phát hiện đầu tiên vào năm 2004, là virus máy tính kinh khủng và quan trọng về nhiều lý do. Cụ thể, chúng là sâu đầu tiên mang “động cơ” phá hủy chậm các máy chủ bị lây nhiễm. Mặc dù Witty chỉ lây nhiễm khoảng 12.000 máy móc nhưng không có cái nào là PC gia đình- virus này khai thác lỗ hổng tường lửa của hệ thống bảo mật Internet và các gói phần mềm bảo mật. Chúng phát tán rất nhanh chỉ vài ngày sau khi lỗ hổng được công bố. Sâu này đặc biệt đáng sợ cho những nhà quản trị mạng vì chúng lây nhiễm cho các máy chủ trên diện rộng.

Koobface


Xuất hiện vào năm 2008 với nhiều biến thể mới và trên thực tế vẫn chưa dập tắt hết thành phần độc hại này. Koobface là sâu máy tính nhắm tới các trang mạng xã hội. Chúng có thể lây nhiễm trên 3 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay, gồm Windows, Mac OS và Linux và có thể lấy được thông tin tên/mật khẩu nhưng không phải thông tin tài chính từ máy tính bị lây nhiễm.

Koobface lây nhiễm qua các tin nhắn Facebook. Các nạn nhân phải kích vào đường dẫn, tải tệp tin (thường là để cập nhật ứng dụng Adobe Flash Player); sau đó chạy tệp tin này. Khi thực hiện điều đó, máy tính sẽ bị nhiễm sâu Koobface và sử dụng chúng để gửi tiếp tin nhắn. Ước tính, Koobface đã lây nhiễm khoảng 500.000 máy tính và chúng phát tán dễ dàng vì được gửi qua tin nhắn tới những người bạn của người dùng Facebook.

Dự đoán hãi hùng vào năm 2012

“Ngày tận thế” của nhân loại trên Trái đất được dự đoán xảy ra vào năm 2012. Năm 2012 là năm cuối trong chu kỳ 5125 năm theo lịch cổ của người Maya. Cụ thể, ngày 21/12/2012 là ngày cuối cùng của chu kỳ này. Nhiều người tin rằng, “ngày tận thế” của Trái đất sẽ là ngày 21/12/2012 khi dựa trên dấu tích lịch cổ của người Maya -một dân tộc từng sống ở Mexico thời cổ đại. Người Maya vốn nổi tiếng về sự thông thái trong các lĩnh vực toán học và thiên văn học.

Người Maya đã tính toán, vào đúng ngày đó, phần trung tâm của dải Ngân Hà chứa Trái Đất của chúng ta sẽ tạo với Mặt Trời một đường thẳng lần đầu tiên trong 26 nghìn năm. Điều này sẽ làm xáo trộn nguồn năng lượng từ Mặt Trời chuyển đến Trái Đất. Nói cụ thể hơn, nguồn nhiệt của Mặt Trời vào thời điểm đó sẽ phóng ra cao hơn bình thường, có thể ảnh hưởng mạnh đến môi trường sống trên Trái Đất. Liệu Trái đất có bị hủy diệt vào ngày 21/12/2012 hay không? Câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ chưa có lời giải.


Hà Bùi - (Theo PCW, Cnet, Pcmag)

Ý kiến bạn đọc