(VnMedia) - Theo các nhà nghiên cứu, con đường ngắn nhất để giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể con người chính là thông qua ăn uống, nhất là ăn các loại rau thủy sinh. Vậy những loại rau nào dễ nhiễm giun sán?
Theo kết quả nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thu Hương - Viện Sốt Rét Ký sinh trùng Trung ương - và cộng sự cho thấy, trong các loại rau ăn sống của người nhiễm sán lá gan lớn hay ăn thì rau cần, rau cải xoong, rau muống...được ăn nhiều.
Khi bị nhiễm giun sán từ thực phẩm, cơ thể chúng ta sẽ bị chúng bào mòn chất dinh dưỡng để nuôi sống các loại ký sinh trùng này, nếu ở cấp độ nhẹ, cơ thể bị suy nhược, chậm phát triển. Nếu ở cấp độ nặng sẽ có các biểu hiện đau bụng, tắc ruột...gây ảnh hưởng đến gan, não.
Dưới đây là các loại rau dễ nhiễm giun sán nhiều nhất
Rau muống nước
Rau muống chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón. Rau muống rất tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm và giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…
Rau muống nước ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, rau muống trồng dưới nước bẩn chứa rất nhiều giun sán.
Rau cải xoong
Rau cải xoong được biết là loại rau có hàm lượng vitamin, canxi, i-ốt... cao với nhiều công dụng trong việc phòng và trị bệnh. Không chỉ giúp phòng bệnh tim mạch, chống lão hóa, bướu cổ mà còn giúp tẩy độc, lợi tiểu, có nhiều chất xơ nên tác dụng tốt đối với dạ dày, thông gan mật và góp phần làm giảm bệnh ứ máu....
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, các loại rau trồng ở dưới nước, đặc biệt ở những vùng nước thải, nước ô nhiễm có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng mắt thường có thể phát hiện thuốc dạ dày tốt nhất. Loại này khi vào cơ thể người chúng sẽ bị chết (bất kể ăn rau sống, tái hay chín) vì môi trường cơ thể không thích hợp.
Đối với trứng giun sán, ấu trùng mắt thường không thể nhìn được. Sau khi ăn sống, nấu tái, chín (qua 100 độ C) các loại trứng giun sán giảm bớt nhiều, nhưng chúng vẫn có thể còn bám vào rổ rá, vật dụng nhà bếp, hoặc dính ở tay và con người vô tình đưa lên miệng là chúng vào cơ thể người.
Theo các chuyên gia y tế, trứng giun sán, ấu trùng bám vào rau khi vào cơ thể sẽ bám vào ruột rồi chui qua thành ruột, vào trong máu và đi tới các bộ phận trong cơ thể... và nở thành giun sán và nằm đó sẽ gây hại cho cơ thể. Nhiều ca bệnh đã mắc bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.
Rau cần
Rau cần có vị ngọt, tính mát và tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng trong y học. Rau cần có các thành phần dinh dưỡng bao gồm Vitamin P, C, Abumin, đường, Canxi, Phốt pho, Sắt, Carôtin, Axit hữu cơ. Rau cần có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, giảm áp suất máu, cao huyết áp.
Với đặc tính là cung cấp nhiều chất xơ nên rau cần có tác dụng loại trừ các chất thải có độc trong hệ tiêu hoá. Ngoài ra, hương thơm của rau cần còn kích thích và lưu thông các tuyến mồ hôi và giảm huyết áp.
Rau cần có hai loại, một loại là cần cạn trồng ở ruộng, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông. Loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn lẩu, các bạn phải rửa thật sạch, ngâm nước muối và để chín kỹ mới ăn.
Ngó sen
Đông y cho rằng ngó sen khi tươi có tính hàn, ngọt mát, có thể tiêu ứ máu, thanh nhiệt, thích hợp với chứng khát khi say rượu, ho ra máu, nôn ra máu. Ngó sen, nhất là đốt ngó sen, là vị thuốc cầm máu rất tốt, chuyên trị các loại xuất huyết như thổ huyết, ho ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu… Dân gian thường dùng 6 – 7 đốt ngó sen giã nhỏ, cho vào ít đường đỏ uống, có hiệu quả cầm máu rất tốt. Ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, là một thức ăn tốt, nhưng phải ăn chín, tuyệt đối không được ăn sống.
Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, nên ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là loài lợn.
Dấu hiệu nhận biết
Người bị nhiễm giun sán có thể không có biểu hiện nào rõ rệt.
Tuy nhiên, một số trường hợp có kèm những biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy; phân có thể có đàm nhớt hay máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột bị tắc vì chứa quá nhiều giun, đau thượng vị; đau quanh rốn; đau bụng dưới.
Bên cạnh đó là những biểu hiện: ngoài đường tiêu hóa: Dị ứng (dị ứng thức ăn, mề đay, ban); thiếu máu (xanh xao, mệt mỏi); thần kinh (lo âu, bứt rứt, kém tập trung, giảm trí nhớ). Ấu trùng lạc nhầm chỗ: dễ bị chẩn đoán nhầm viêm phổi do thở khò khè như hen suyễn; u não, liệt động kinh, mắt sưng, giảm thị lực… Ngoài ra, còn có một số trường hợp có ấu trùng di chuyển ở da.
Vài triệu chứng còn thấy ở trẻ em như khóc đêm, suy dinh dưỡng, nghiến răng, bụng to, chậm lớn, ngứa hậu môn, học kém.
Bởi vậy, trong ăn uống, chúng ta phải hết sức chú ý đề phòng giun sán và ấu trùng ký sinh trong thực phẩm.
Cách đơn giản để phòng tránh
Nhiễm giun sán có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên để loại bỏ nỗi lo giun sán là việc không mấy khó khăn. Bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Rửa rau nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn cũng như dư lượng hóa chất bám trên rau.
- Rửa tay trước khi chế biến đồ ăn và trước giờ ăn.
- Hạn chế sử dụng rau sống. Muốn sử dụng cần thêm thao tác ngâm với nước muối hoặc nước pha thuốc tím.
- Sau cùng, những đĩa rau được nấu chín sẽ đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Ý kiến bạn đọc