Tác dụng thần kỳ của củ tỏi

06:30, 22/07/2015
|

(VnMedia) - Trong cuộc sống hang ngày , n goài là gia vị trong mỗi bữa ăn, tỏi còn có tác dụng điều trị ung thư, cảm cúm, hô hấp, tiêu hóa, xương khớp, tim mạch...

 

Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, tác động vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm...

   

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong thành phần của tỏi chứa nhiều chất kháng sinh Allicin giúp chống lại các virus gây bệnh, tinh dầu của tỏi có công dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn các vitamin như A, B, C, D, PP, hydratcacbon,...và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như i ốt, canxi, phốt pho, man giê, các nguyên tố vi lượng.


Do vậy, tỏi có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chất chống oxy hóa giúp khôi phục hoạt động của tế bào trong cơ thể, nâng cao chất đề kháng, giúp cho cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật trong đó có các bệnh ung thư nguy hiểm.

 
Ngoài ra, theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, tỏi có thể dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, vỡ xơ mạch máu, các bệnh về xương khớp, các bệnh về trĩ.

   

Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene.Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Allicin không hiện diện trong tỏi. Tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao.Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2 gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá huỷ hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.


  Ảnh minh họa

  Rượu tỏi rất tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.


 

Cách dùng tỏi trị bệnh thông thường

 

Phòng và trị cúm. Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.

 

Rửa vết thương, chỗ lở loét.. Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày.

 

Chữa đau răng.Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.

 

Chữa mụn cóc, chai chân.Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.

 

Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay.Để qua đêm.Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả” để chữa viêm họng.

Tác dụng của rượu tỏi

 

Lương y Nguyễn Công Đức, Khoa Y học cổ truyền , Đại học Y dược TP HCM cho biết, trong các cách sử dụng tỏi thì rượu tỏi có tác dụng tốt nhất, rượu tỏi có tác dụng trên 4 nhóm bệnh: 

- Các bệnh xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp…).

- Bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…).
- Bệnh tim mạch (tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch).
- Bệnh đường tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng).

 

Cho tới năm 1983, các nhà y học Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: các bệnh trĩ, bệnh đái tháo đường và nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao và không gây phản ứng phụ.


Cách ngâm rượu tỏi

 

Công thức ngâm tỏi: tỏi có màu vàng: Tỏi khô bóc vỏ, 50gr cho 100ml rượu (khoảng 45 độ) , giã nhỏ cho vào lọ, 30 phút sau đó mới đổ rượu vào, đậy nắp vào. Một ngày lắc một lần. Sau 10 ngày thì dùng được rượu tỏi.

 

Cách bào chế rượu tỏi: 50 g tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ)  nhỏ (giã nát) cho vào lọ, 30 phút sau đó mới đổ rượu vào, đậy nắp vào. Một ngày lắc một lần, tỏi dần dần chuyển sang màu vàng. Sau 10 ngày thì dùng được rượu tỏi.

 

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt (tương đương một thìa cà phê) trước khi ăn; tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp, để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng.

Tỏi có nhiều hữu ích, đó là điều rõ ràng. Tuy nhiên đã là thuốc thì phải tính đến liều lượng thích hợp (thuốc dùng liều quá cao cũng có hại) và các phản ứng phụ, không nên lạm dụng. Dùng tỏi quá nhiều có thể gây hơi thở hôi, rối loạn dạ dày - ruột, ức chế tuyến giáp... Bởi vậy, chỉ nên áp dụng bài thuốc rượu tỏi với liều lượng mà WHO đã dày công nghiên cứu, phổ biến. Với liều lượng ấy là có tác dụng phòng và chữa được nhiều bệnh, với cách dùng an toàn có thể dùng hằng ngày một cách lâu dài.

 

Lưu ý: Phụ nữ mang thai, viêm giác mạc, lở loét,loét dạ dày tá tràng, ... thì không nên dùng rượu tỏi.


Phạm Minh

Ý kiến bạn đọc