Thay vì điều chỉnh và giảm xe buýt để chống ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm theo đề xuất của Hà Nội, các chuyên gia cho rằng: Hà Nội cần ưu tiên phát triển, tăng tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm để giảm ùn tắc vì xe buýt là yếu tố để giảm phương tiện cá nhân.
Xe buýt không phải “thủ phạm” gây tắc đường
Hôm 23/10 vừa qua, trong cuộc họp bàn giải pháp chống ùn tắc giao thong, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an TP Hà Nội đề nghị Sở GTVT Hà Nội xem xét phương án di chuyển các tuyến xe buýt đi qua các điểm hay ùn tắc (Xuân Thủy – Cầu Giấy, Nguyễn Trãi) sang đường khác để giảm ùn tắc.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc sở GTVT Hà Nội đồng tình với đề xuất trên và yêu cầu Trung tâm quản lý và Điều hành giao thông đô thị nghiên cứu thực hiện.
Ông Viện lý giải: “Xe buýt có khả năng vận chuyển cao nhưng cũng là một trong những tác nhân gây ùn ứ trong giờ cao điểm. Dù ít xe buýt, nhân dân có thể chờ thêm 15 - 20 phút, thay vì có nhiều xe buýt nhưng lên được rồi phải chôn chân xếp hàng chờ trên đường vì ùn tắc”.
Nhưng đề xuất này của Hà Nội có thực sự phù hợp? Bởi các số liệu thực tế cho thấy xe buýt không phải nguyên nhân gây ùn tắc:
Số liệu thống kê trên cho thấy, “thủ phạm” gây ra ùn tắc giờ cao điểm chính là ô tô 4 chỗ và xe máy chứ không phải là xe buýt. |
Với 2 tuyến đang là “điểm nóng” về ùn tắc giao thông là Xuân Thủy – Cầu Giấy, Nguyễn Trãi), xe buýt góp phần không nhỏ trong việc vận chuyển hành khách công cộng |
Chỉ điều chỉnh cục bộ chứ không bỏ tuyến
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm quản lý và Điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết: Trung tâm đã thống nhất với Sở GTVT và UBND TP Hà Nội về việc không giảm xe buýt tại các trục giao thông trọng điểm Nguyễn Trãi, Xuân Thủy – Cầu Giấy và phải duy trì tối đa có thể trong thời điểm các dự án đang quây đường thi công.
Xe buýt không phải là nguyên nhân gây tắc đường giờ cao điểm |
Tuy nhiên, ông Hải cũng nêu lên thực tế trục đường Nguyễn Trãi có những đoạn công trình thi công đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đang rào chắn lòng đường, nhiều đoạn chỉ còn 2,5m nếu để xe buýt di chuyển nhiều thì chắc chắn không tránh khỏi ùn tắc.
Do vậy, theo ông Hải giờ cao điểm có thể điều chuyển bớt xe buýt đi sang đường Lê Văn Lương kéo dài (Tố Hữu) mới có thể thoát được ùn tắc. Đây chỉ là điều chỉnh cục bộ ở những đoạn ùn tắc bằng cách đi qua các đường bên cạnh chứ không phải giảm xe buýt.
“Thành phố và Sở GTVT vẫn đánh giá xe buýt là một loại hình vận chuyển hành khách có hiệu quả nhất, nhưng những đoạn tuyến thi công “căng quá” thì phải có điều chuyển để xe buýt vẫn thông phục vụ người dân nhưng không tạo áp lực giao thông trở lại”, ông Hải nói.
Chuyên gia giao thông TS. Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, Hà Nội cần ưu phát triển cũng như tăng tần suất hoạt động của xe buýt vào giờ cao điểm, vì nhiều người đi xe buýt sẽ giảm tải được áp lực giao thông và giảm phương tiện cá nhân, từ đó giảm được ùn tắc.
Lo lắng Ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết: Xe buýt đang vận chuyển gần 50% nhu cầu hành khách của tuyến giờ cao điểm. Do vậy chỉ cần xe buýt bỏ 1-2 lượt và hành khách đi xe buýt chuyển sang đi phượng tiện cá nhân thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Ngay khi có thông tin Hà Nội đề xuất giảm xe buýt, rất nhiều người sử dụng phương tiện này tỏ ra lo lắng. Lê Ngọc Minh sinh viên trường ĐH Hà Nội cho biết, đã 3 năm nay hàng ngày Minh vẫn đi – về bằng xe buýt qua trục đường Nguyễn Trãi, nếu tới đây giờ giảm hoặc bỏ hẳn xe buýt tại tuyến đường này bắt buộc em phải chuyển sang đi xe máy vì không còn lựa chọn nào khác. |
(Theo Vietnamnet)
Ý kiến bạn đọc