(VnMedia) - Sau khi gặp không ít chỉ trích về vai trò của một công ty Internet hàng đầu thế giới trong các vụ việc liên quan đến bạo lực, mới đây Facebook đã thẳng tay xóa bỏ hàng nghìn tài khoản người dùng tại nước Anh, đồng thời xem xét lại toàn bộ nguồn cấp dữ liệu thông tin của mình.
Mạng xã hội Facebook đã chịu khá nhiều áp lực khi phải giải quyết những thông tin " sai lệch" trong những tháng gần đây, đặc biệt là những thông tin làm ảnh hưởng không nhỏ đến các cuộc bầu cử ở Mỹ và châu Âu và gây lo ngại cho các nhà quảng cáo Facebook vì có thể làm giảm lòng tin của khách hàng.
Ngày 8/5, Facebook được cho là sẽ công bố một giải pháp mới để giải quyết vấn nạn tin tức giả mạo ở Anh, chỉ một tháng trước khi nước Anh tổ chức các cuộc thăm dò về vấn đề này. Facebook cho rằng, công ty đã phát triển một công nghệ nhằm xác định chính xác các tài khoản phát tán tin nhắn rác hoặc các tin tức giả mạo, chẳng hạn như phát hiện ra những người liên tục đăng tải một vấn đề tương tự, mà nguồn gốc sự việc chưa rõ ràng.
Facebook cũng sẽ tiến hành hạn chế hiển thị nội dung những bài báo đáng ngờ trên trang web cũng như ứng dụng, để người dùng ít có cơ hội được thấy chúng nằm trong nền tảng dữ liệu của Facebook. Công ty này cũng đã thử nghiệm một công nghệ nhằm xác định nếu mọi người đọc một bài báo nhưng không chia sẻ với bạn bè khiến họ có những hiểu lầm hoặc thông tin sai lệch. Bắt đầu từ hôm nay, Facebook sẽ áp dụng chính sách thay đổi này ở Anh và chạy một loạt các quảng cáo trên báo chí về cách phát hiện cũng như xử lý các tin tức giả mạo.
Tuần trước, Facebook đã báo cáo kết quả lợi nhuận tăng 76%, với doanh thu quảng cáo không ngừng tăng lên, cho thấy tin đồn giả mạo góp phần không nhỏ cho dòng tiền chảy vào công ty này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại nhiều quốc gia cho rằng, họ sẽ phải quản lý vấn đề nêu trên hoặc phạt tiền nếu Facebook không giải quyết triệt để vấn đề thông tin giả mạo.
Đức đã tuyên bố rằng, sẽ làm trong sạch nền tảng web trị giá 50 triệu Euro này, nếu nạn tin giả mạo không được giải quyết. Đồng thời, Ủy ban Văn hóa, Truyền thông và Thể thao đã tiến hành điều tra các kết quả trưng cầu trước khi bầu cử diễn ra.
Theo các nhà lãnh đạo của Anh, người dân muốn xem những thông tin đúng đắn trên Facebook và chính quyền Anh sẽ làm mọi cách để đảm bảo được điều đó. Đây cũng là lý do mà lãnh đạo nước này đang làm mọi cách để giải quyết vấn đề tin sai.
Bên cạnh đó, Facebook cũng đã công bố tiến hành hợp tác với Full Fact và First Draft, các tổ chức kiểm tra thực tế phi lợi nhuận để giải quyết những tin tức giả mạo trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử.
Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg ban đầu đã cố gắng để giải quyết vấn đề tin tức giả mạo, nói rằng nó chỉ chiếm một phần nhỏ trong số những gì xuất hiện trên trang web. Nhưng trong những tháng gần đây, công ty này đã giới thiệu một loạt các sáng kiến, bao gồm hạn chế quảng cáo trên các trang web tin tức giả mạo, cung cấp cho người dùng những lời khuyên về việc phát hiện các tin tức giả mạo và đưa ra cảnh báo về các câu chuyện tranh chấp.
Những tổn thất do tin tức giả gây ra đã lên tới đỉnh điểm khi cuộc bầu cử ở Mỹ, với tuyên bố rằng các nhóm trên các diễn đàn Internet đã nói dối về kết quả thăm dò dư luận về việc bà Hillary Clinton luôn chiếm số phiếu áp đảo và kết quả điều tra thực tế đã hoàn toàn không phải như vậy. Từ sự việc ở Mỹ, các nhà lãnh đạo Pháp và Đức không muốn lịch sự dối trá của truyền thông mạng xã hội một lần nữa được lặp lại và gây ảnh hưởng đến số phiếu bầu cử, nên họ cam kết sẽ rất mạnh tay giải quyết vấn đề.
Hoàng Thanh (theo Telegraph)
Ý kiến bạn đọc