Dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi

13:54, 24/08/2015
|

Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ quan tâm đến cân nặng của con, ít khi chú ý đến chiều cao của trẻ, ngay cả khi sinh các nữ hộ sinh cũng chỉ cân trẻ mà ít khi đo chiều dài của trẻ là bao nhiêu. Chiều dài của trẻ khi sinh cũng rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng dinh dưỡng sau này của trẻ.

 

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), tại Việt Nam hiện có khoảng 25% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vì chưa đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị. Điều đáng lo ngại hơn là SDDTC sẽ có chiều cao thấp hơn khi trưởng thành so với trẻ bình thường.

 

Tiến Sĩ Bác Sĩ Nguyễn Anh Tuấn – giảng viên Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cho biết: dinh dưỡng “ĐÚNG”sẽ giúp trẻ thoát nhanh khỏi tình trạng suy dinh dưỡngthấp còi nhưng việc can thiệp dinh dưỡng đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi phải đảm bảo các nguyên tắc : thứ nhấtphải cung cấp thực phẩm giàu năng lượng và đầy đủ dưỡng chất như đạm, tinh bột, béo, các vitamin và khoáng chất bởi phần lớn trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vi chất thiết yếu; thứ hai thực phẩm phải dễ hấp thu vì hệ tiêu hóa của trẻ yếu hoặc hấp thu kém, thứ ba phải bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng vì sức đề kháng của trẻ yếu; thứ tư dinh dưỡngphải giúp hỗ trợ phát triển trí não, giúp bé phát triển một cách toàn diện.

Ảnh minh họa

Dielac Grow Plus mang đến 4 lợi ích nổi trội cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Tăng cân và chiều cao; Tăng sức đề kháng; Phát triển não bộ; Tăng cường tiêu hóa hấp thu.


 

Những trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi bao gồm: Trẻ sinh non; Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai: trẻ sinh đủ tháng nhưng có cân nặng sơ sinh < 2.500g; Trẻ bị dị tật bẩm sinh; Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài; Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; Trẻ bị còi xương; Trẻ được nuôi dưỡng không hợp lý.

 

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi: Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ; Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống; Trẻ dễ bị béo phì do thấp chiều cao.

 

Làm gì để giúp trẻ?

 

BS.ThS. Lê Thị Hải cho rằng, cha mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng như sau:


- Cung cấp đủ năng lượng theo lứa tuổi của trẻ, trẻ không thể cao được nếu chế độ ăn thiếu năng lượng, bằng cách ăn đủ các bữa cháo, bột, cơm… hàng ngày theo tháng tuổi, bổ sung đầy đủ dầu mỡ trong các bữa ăn.

- Ưu tiên các thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, cá, tôm ,cua, trứng, sữa.

- Chọn các thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm: cũng chính là các thức ăn có nguồn gốc động vật, giàu chất đạm: trứng, sữa, thủy sản, thịt… đặc biệt các loại thức ăn có chứa nhiều kẽm như: thịt gà, thịt cóc, con hàu... vì thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển chiều cao ở trẻ em.

- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục bú đến 2 tuổi, nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải được bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi, khi trẻ đã lớn vẫn phải duy trì uống sữa hàng ngày vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ, nhất là trẻ còn nhỏ chưa ăn được nhiều tôm, cua, cá. Hơn nữa canxi trong sữa lại dễ hấp thu hơn trong các loại thực phẩm khác.

- Ăn nhiều rau xanh quả chín, cũng giúp trẻ phát triển chiều cao vì rau quả cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng, hơn nữa lại phòng ngừa táo bón giúp trẻ hấp thu tốt các vi chất như: canxi, sắt, kẽm…

 - Chế độ ăn cũng cần bổ sung các vi chất dinh dưỡng dưới dạng thuốc như: vitamin D, vitamin A, canxi, kẽm, sắt… theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Điều trị kịp thời các bệnh còi xương, rối loạn tiêu hóa khi trẻ mắc phải.

 

Chế độ luyện tập thể dục thể thao cũng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ: các môn thể thao giúp trẻ phát triển chiều cao: bơi lội, đạp xe, chạy, chơi cầu lông… khi trẻ đã lớn chọn các môn thể thao phù hợp với tuổi của trẻ. Như vậy, để trẻ lớn lên khỏe mạnh thông minh, các bà mẹ không chỉ quan tâm đến cân nặng của trẻ mà còn phải quan tâm đến chiều cao, vì chiều cao chỉ có từng giai đoạn để trẻ phát triển, nếu bỏ qua sẽ không thể lấy lại được.


(Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc