(VnMedia) - Chính quyền
Kiev
hôm qua (24/7) đã rầm rập điều hàng nghìn quân đến khu vực biên giới. Điều này đã khiến nước láng giềng không khỏi giật mình lo ngại.
|
Ảnh minh họa |
Ukraine đã điều động tới 7.000 quân đến biên giới phía nam khu vực ly khai Transnistria của Moldovan, với lý do lo ngại về sự thù địch của những lực lượng thân Nga ở đây, hãng tin Itar Tass của Nga đưa tin. Quốc gia ly khai nhỏ bé Transnistria nhằm trên dải đất mỏng giữa Sông Dniester và khu vực biên giới phía đông Moldovan với
Ukraine
. Transnistria chịu ảnh hưởng lớn bởi
Moscow,
và đang có một số lượng lớn binh lính cũng như vũ khí Nga ở bên trong Transnistria.
"Sau diễn biến vừa xảy ra ở
Ukraine
, chúng tôi cảm thấy áp lực về một số nhân tố tiêu cực", ông Yevgeny Shevchuk - người đứng đầu nước cộng hòa Transnistria chưa được công nhận, cho biết. Theo ông này, một trong những “nhân tố tiêu cực là sự dồn quân của Lực lượng Vũ trang Ukraine và Lực lượng Bảo vệ Quốc gia Ukraine cũng như việc tăng viện và mở rộng số lượng lính biên phòng của Ukraine ở khu vực biên giới”.
Mối quan hệ giữa
Ukraine
và Nga đã gần như bị cắt đứt sau khi
Moscow
tiến hành sáp nhập bán đảo
Crimea
hồi tháng ba năm ngoái. Kiev cùng với các đồng minh phương Tây liên tục cáo buộc, đổ lỗi cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine cũng như kích động cuộc xung đột đẫm máu ở miền đông Ukraine.
Kiev
tin rằng
Moscow
đang can dự vào cuộc chiến kéo dài 16 tháng qua ở miền đông
Ukraine
bằng việc cung cấp vũ khí, đạn dược và cả binh lính cho lực lượng ly khai đang chống lại chính quyền.
Mặc dù khả năng Nga tiến hành một cuộc xâm lược
Ukraine
là không có, nhưng
Kiev
vẫn coi Transnistria như là một nước cộng hòa của Nga và tỏ ra thận trọng, lo lắng trước lợi ích chiến lược của điện Kremlin trong việc triển khai quân ở cả biên giới phía đông và phía tây của
Ukraine
.
Hồi tháng 5,
Ukraine
đã cấm Nga đưa quân quá cảnh qua lãnh thổ của họ. Một tuần sau,
Kiev
lần đầu đưa tin về những hoạt động quân sự của Nga ở khu vực biên giới. Lãnh đạo của nước cộng hòa ly khai Transnistria - ông Shevchuk cho biết, ông đã chứng kiến việc Ukraine “tăng cường thiết bị quân sự, đào hào” và thiết lập sẵn các địa điểm bắn ở dọc biên giới với Transnistria trong những ngày gần đây. Người đứng đầu nước cộng hòa Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine, giáp biên giới với Nga, ước tính, đến cuối tháng 6, có khoảng 75.000 binh lính Ukraine đang chiến đấu bên trong khu vực Donbass.
Quân đội
Ukraine
có khoảng 250.000 quân tính đến tháng 1 đầu năm nay. Ngoài ra, đã có thêm khoảng 50.000 dân thường được gọi đi lính cách đây 2 tuần trong đợt tuyển quân thứ 6 và cũng là cuối cùng của
Kiev
. Các tiểu đoàn tư nhân đang hoạt động ở khu vực có thể được so sánh với Lực lượng Bảo vệ Quốc gia Mỹ hay các đơn vị dự bị. Quân số của lực lượng này khó có thể thống kê chính xác nhưng ước tính có khoảng 50 tiểu đoàn với số lượng từ 7.000 đến 15.000 binh lính.
Tổng thống Poroshenko:
Ukraine
muốn tập trận nhiều hơn với NATO
Chính quyền
Kiev
thực ra đang sở hữu một quân đội vừa thiếu vừa yếu. Trong bản báo cáo được Bộ Quốc phòng Ukraine trình lên Tổng thống hồi năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng thời đó đã từng thừa nhận rằng, chỉ có 6.000 binh lính đang phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Ukraine có đủ năng lực chiến đấu, chưa đầy 20% binh lính lái xe bọc thép được đào tạo đầy đủ.
Trên 70% xe tăng và các phương tiện chiến đấu bọc thép khác là những chiếc xe tăng T-64 cũ kỹ từ thời Liên Xô và đã phục vụ trong quân đội từ 30 năm trở lên. Trong số 507 máy bay chiến đấu và 121 trực thăng tấn công của quân đội Ukraine, chỉ có 15% có thể chiến đấu. Do tình trạng thiếu đào tạo nhân lực, chỉ 10% trong số phi công có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu. Về phía hải quân, chỉ có 4 tàu của
Ukraine
có khả năng tham chiến.
Sau cuộc chiến kéo dài ở miền đông
Ukraine
, sức mạnh quân đội của
Kiev
còn thê thảm hơn khi có hàng ngàn binh lính thiệt mạng và hầu hết vũ khí hạng nặng của nước này đã bị phá huỷ. Cũng không cần phải nói đâu xa, chỉ thông qua việc quân đội chuyên nghiệp của Ukraine thất bại thê thảm, liểng xiểng trước một đội quân ô hợp, không chuyên, không có đủ vũ khí như lực lượng ly khai miền đông cũng đủ để nói lên tất cả về sức mạnh thực sự của quân đội Ukraine.
Nhận biết rõ tình trạng của quân đội Ukraine, chính quyền Kiev tuyên bố sẽ củng cố sức mạnh quân sự để xây dựng Lực lượng Vũ trang Ukraine thành đội quân hùng mạnh nhất Châu Âu. Mục tiêu này còn rất xa vời nhưng
Kiev
đã bắt tay vào củng cố sức mạnh quân sự.
Kiev
đã bắt đầu tiến hành mua sắm vũ khí. Tuy nhiên, trong bối cảnh đất nước đang ở bờ vực của sự phá sản, vũ khí mà
Kiev
mua về được cho là những loại vũ khí chẳng có mấy sức mạnh.
Tổng thống Poroshenko được cho là cũng đang tìm cách nâng cao khả năng chiến đấu cho binh lính
Ukraine
bằng việc tăng cường tập trận, hợp tác quân sự với NATO. Hồi giữa tuần, Nhà lãnh đạo Ukraine đã nói với Chỉ huy Tối cao của quân NATO ở Châu Âu – Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove, rằng Kiev cần sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn với NATO và tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự chung với đồng minh phương Tây hơn.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc