(VnMedia) - Một phái đoàn nghị sĩ Pháp đã có chuyến thăm đến bán đảo
Crimea
xinh đẹp mới được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 năm ngoái. Sau chuyến thăm này, các nghị sĩ Pháp đã công bố một sự thực khiến phương Tây không khỏi cảm thấy bối rối, khó xử.
|
Nghị sĩ Thierry Mariani (ở giữa) |
Người dân Crimea “dường như hạnh phúc khi được trở về Nga”, một nghị sĩ Pháp cho biết tại một cuộc họp báo ở thủ đô
Moscow
ngày hôm qua (25/7) sau chuyến thăm kéo dài 2 ngày đến bán đảo ở Biển Đen. Phái đoàn Pháp xác nhận
Crimea
đang là một khu vực rất yên bình.
Phái đoàn nghị sĩ Pháp đã có chuyến công du đến
Crimea
trong hai ngày 23 và 24/7.
Nghị sĩ Thierry Mariani – người dẫn đầu phái đoàn gồm 10 chính khách Pháp đến Crimea, cho hay, các công dân của bán đảo đã được “bảo đảm” rằng họ “không phải đối mặt với tình huống tương tự mà người dân đang sống ở Luhansk và Donetsk” đang phải hứng chịu. Đây là những khu vực miền đông
Ukraine
bị tàn phá bởi cuộc chiến tranh do giới chức ở
Kiev
phát động nhằm chống lại lực lượng ly khai.
“Điều chúng tôi muốn nói là đa số người dân chúng tôi gặp bằng những cuộc tiếp xúc khác nhau dường như đều thể hiện sự vui vẻ, hạnh phúc khi được trở về Nga”, ông Mariani cho biết tại cuộc họp báo.
Tình hình ở
Crimea
tuyệt đối bình thường và bán đảo ở Biển Đen giống với miền nam nước Pháp, ông Mariani – một nghị sĩ đến từ Đảng Cộng hòa Pháp và là đồng Chủ tịch của Hiệp hội Đối thoại Nga-Pháp, cho hay.
Ông Mariani thẳng thừng bác bỏ những cáo buộc của báo chí phương Tây về bản chất một chiều và không đủ năng lực của phái đoàn Pháp đến thăm
Crimea
.
"Tôi chắc chắn rằng 10 người trong đoàn chúng tôi đều là những nghị sĩ và thượng nghị sĩ dày dạn kinh nghiệm. Đó là những người đã ở vị trí nghị sĩ và thượng nghị sĩ từ 10 đến 20 năm. Trong số họ, có những người đại diện cho phe đối lập ở Pháp. Vì vậy, thực sự là tất cả xu hướng tư tưởng chính trị của Pháp đều được đại diện ở đây”, ông Mariani nói thêm.
"Câu hỏi đầu tiên là tại sao chúng tôi lại đến thăm bán đảo
Crimea
. Đây là chuyến thăm thứ ba của chúng tôi đến Nga và mục tiêu chính là duy trì các mối quan hệ tiếp xúc giữa các nghị sĩ. Tất nhiên, hai ngày chưa phải là hoàn toàn đầy đủ nhưng cũng đủ để chúng tôi cảm nhận được những gì đang xảy ra ở nơi đây”, nghị sĩ Pháp cho biết về chuyến thăm
Crimea
.
"Không có gì đặc biệt xảy ra ở
Crimea
khiến chúng ta phải chú ý và mọi việc diễn ra bình thường một cách hoàn hảo ở nơi đây. Tất nhiên, không thể nói là mọi thứ đều tốt đẹp và không có vấn đề gì xảy ra. Chúng tôi thấy rằng, người dân đa số đều cảm thấy vui mừng khi được trở lại Nga. Không có những người mặc quân phục ở đó.
Crimea
giống như miền nam nước Pháp", nghị sĩ Mariani phát biểu. Lời nói này của ông Mariani chẳng khác nào một lời thừa nhận về việc
Crimea
là của Nga. Điều này sẽ khiến nhiều quan chức phương Tây thực sự sốc bởi họ lâu nay vẫn phản đối gay gắt và kiên quyết không thừa nhận vụ sáp nhập bán đảo Crimea của
Moscow
.
Cùng chung quan điểm với ông Mariani, nghị sĩ Claude Goasguen của Pháp khẳng định, “
Crimea
là một khu vực tuyệt đối thanh bình”. Người dân ở
Crimea
không thể bị chỉ trích về sự thực cuộc trưng cầu dân ý đã đem đến hòa bình cho họ, ông Goasguen nói thêm.
Nghị sĩ Goasguen còn nhấn mạnh, giới chức Crimea có quyền tuyệt đối trong việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý hồi năm ngoái, giải thích rằng “cuộc đảo chính ở
Ukraine
được phát động không phải bởi những người dân từ
Crimea
mà bởi những người ở Maidan”.
Bán đảo
Crimea
đã chính thức trở thành một phần của nước Nga sau khi Tổng thống Putin ký sắc lệnh hoàn tất tiến trình sáp nhập hồi tháng 3 năm ngoái. Việc Crimea sáp nhập vào Nga xuất phát từ nguyên nhân là một cuộc đảo chính vũ trang ở
Kiev
, trong đó Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ. Crimea – một bán đảo tự trị thuộc
Ukraine
, đã từ chối không thừa nhận tính hợp pháp của chính phủ lâm thời mới ở
Kiev
. Chính vì thế, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để quyết định tương lai của họ với
Ukraine
và Nga. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý cho thấy, hơn 96% người dân trên bán đảo Crimea lựa chọn ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập trở lại Nga – nơi họ vẫn luôn coi là “mái nhà” của mình.
Sự kiện Nga sáp nhập bán đảo nhận được sự ủng hộ rộng khắp của người dân xứ sở Bạch Dương nhưng lại bị Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) ra sức phản đối. Mỹ và EU đã tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vụ sáp nhập nói trên.
Kể từ sau vụ sáp nhập, giới chức chính quyền
Kiev
luôn miệng khẳng định sẽ tìm mọi cách để lấy lại bán đảo
Crimea
. Tổng thống Petro Poroshenko từng tuyên bố sẽ xây dựng quân đội
Ukraine
thành một lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Âu để quay trở lại giành bán đảo
Crimea
.
Tuy nhiên, Nga cũng cứng rắn không kém khi nhiều lần khẳng định sẽ không bao giờ có chuyện trả lại bán đảo Crimea cho
Ukraine
. Nga dường như cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với bất kỳ mối đe doạ nào nhằm vào
Crimea
khi liên tục tăng cường sức mạnh phòng thủ trên bán đảo này bằng việc triển khai hàng loạt vũ khí tối tân, thiện chiến của mình. Gần đây, giới chức lãnh đạo ở
Moscow
nhiều lần đề cập đến khả năng đưa vũ khí hạt nhân đến bán đảo
Crimea
.
Chuyến thăm
Crimea
của phái đoàn nghị sĩ Pháp là chuyến thăm đầu tiên của giới chính khách phương Tây đến thăm hòn đảo xinh đẹp nằm ở Biển Đen này kể từ khi nó được sáp nhập vào Nga.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius mới đây đã nói, ông bị sốc bởi chuyến thăm của phái đoàn nghị sĩ nước này đến
Crimea
, nói rằng đó là hành động “vi phạm luật quốc tế”.
Đáp lại, ông Mariani thẳng thắn nói: “Tôi cho rằng, những phản ứng như trên về chuyến đi của chúng tôi là không hợp lý. Tôi muốn hỏi họ rằng, phải chăng họ sợ chúng tôi thấy điều gì?”
“Một nghị sĩ ở một đất nước dân chủ và là người ủng hộ chế độ dân chủ phải có nghĩa vụ lớn là đấu tranh chống lại tình trạng cung cấp thông tin sai, đặc biệt là ở cấp nhà nước”, ông Goasguen cho biết đồng thời nói thêm rằng ông ủng hộ việc nối lại đối thoại giữa Nga và Pháp.
Ông Mariani lên án các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga, so sánh những đòn trừng phạt này “vô ích” giống như lệnh cấm vận, phong tỏa Cuba.
Kiệt Linh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc