(VnMedia) - Hôm qua (20/3), Ấn Độ vừa tiến hành phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, côngtay Hàng không Vũ trụ liên doanh Nga-Ấn – BrahMos cho hay.
Tên lửa này được phóng theo chiều thẳng đừng từ một dàn phóng dưới mặt nước ở Vịnh Bengal, ngoài khơi bờ biển thành phố cảng miền nam
Phát biểu với báo giới, ông Pilai cho biết: "Đây là cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ tàu ngầm đầu tiên trên thế giới". Theo ông, tên lửa này đã hoàn toàn có thể trang bị cho các tàu ngầm với cấu trúc phóng theo chiều thẳng đứng.
Ấn Độ gần đây đã tiến hành nâng cấp tên lửa BrahMos bằng cách lắp đặt thêm các hệ thống định vị vệ tinh tân tiến từ tên lửa hành trình tầm xa chiến lược của Nga Kh-555 và Kh-101, đồng thời bổ sung công nghệ GPS-GLONASS.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 290 km và có thể mang tới 300 kg đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể bắn phá mục tiêu hiệu quả từ khoảng cách 10 mét so với mặt biển và có thể đạt tốc độ tối đa là 2,8 Mach, nhanh gấp 3 lần so với tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk của Mỹ.
Tên lửa BrahMos được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa 3M55 Yakhont (SS-N-26) của Nga.
Hiện trên thế giới không thiếu tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm nhưng tất cả đều bay với tốc độ dưới âm. Với vụ phóng thử thành công tên lửa BrahMos, Ấn Độ đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới sở hữu khả năng này.
Trước đây Ấn Độ cũng đã phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu nổi và từ mặt đất của dòng tên lửa này cho Hải quân và Lục quân nước mình. Hiện phiên bản tên lửa BrahMos phóng đi từ mặt đất và tàu bề mặt đã được đưa vào biên chế của Hải quân và Lục quân Ấn Độ. Phiên bản trên không của tên lửa này cũng đã được hoàn tất thửu nghiệm từ cuối năm 2012 vừa qua. Trước đó, hồi tháng 11 vừa qua, ông Pillai cho biết, tiến độ phát triển tên lửa này của Ấn Độ đã sớm 3 năm so với kế hoạch.
Không lực Ấn Độ dự kiến sẽ trang bị cho 40 chiến đấu cơ Su-30MKI Flanker-H tên lửa BrahMos này.
Gần đây, Nga và Ấn Độ đã nhất trí phát triển tên lửa siêu thanh BrahMKos-2 có khả năng bay với tốc độ Mach 5 – Mach 7.
Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga.
Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông
Ý kiến bạn đọc