(VnMedia) - Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên sắp tới giữa Nga và Ấn Độ, hai nước kỳ vọng sẽ ký kết được thỏa thuận về vấn đề bàn giao chiến đấu cơ Sukhoi T-50 thuộc dự án PAK FA. Đó là thông tin vừa được tờ Financial Express trích dẫn nguồn tin từ một quan chức quân sự cấp cao đưa ra hôm nay (27/10).
“Trong tình hình hiện nay, khi mà Không lực Ấn Độ đang gặp vấn đề lớn về kết cấu lực lượng phản ứng nhanh, chính phủ Ấn Độ sẽ cần phải cân nhắc kỹ để đưa ra quyết định đầu tư cho lực lượng không quân chiến lược tầm xa. Rõ ràng là PAK-FA sẽ nổi lên như một loại chiến đấu cơ tầm xa tầm cỡ của thế giới”, nguồn tin trên cho biết.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 T-50 |
Trước đó, hồi tháng Một, có báo cáo cho biết, Nga và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về đề án chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 trên. Sau đó 1 tháng, đến tháng Hai, tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết, tất cả các chi tiết kỹ thuật về thỏa thuận này đã được giải quyết, chỉ còn các vấn đề thương mại đang được tiến hành đàm phán.
Được biết, Không quân Ấn Độ có kế hoạch trang bị 200 chiếc chiến đấu cơ một chỗ ngồi này. Theo các chuyên gia quân sự, Sukhoi T-50 được Nga phát triển để cạnh tranh với chiếc F-22 Raptor của Mỹ (có giá bán 140 triệu USD một chiếc) và chiếc F-35 Lightning II của liên doanh Mỹ - Anh, hay chiếc Typhoon của châu Âu. Giá của mỗi chiếc T-50 được cho là sẽ không quá 100 triệu USD. Hiện chiến đấu cơ F-22 của Mỹ là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất đang được vận hành.
Sukhoi PAK FA là tên của chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Không lực Nga. T-50 là tên một nguyên mẫu chiến đấu cơ được Sukhoi thiết kế cho chương trình PAK FA. Chiến đấu cơ T-50 là sản phẩm của tập đoàn sản xuất máy bay chiến đấu lừng danh Sukhoi. Nó được ví là báu vật trong những thứ đỉnh cao của ngành hàng không quân sự Nga.
T-50 là thế hệ máy bay hoàn toàn mới đầu tiên được Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô tan rã. Nga đặt mục tiêu đưa phi cơ chiến đấu tàng hình tối tân này vào phục vụ trong Không quân từ năm 2015.
Máy bay chiến đấu T-50 của Nga được cho là là đối thủ đáng gờm của F-22 Raptor của Mỹ. F-22 hiện là phi cơ chiến đấu thế hệ 5 duy nhất trên thế giới.
Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, T-50 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, T-50 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
Chiến đấu cơ T-50 được phát triển theo chương trình PAK FA tại Cục thiết kế thử nghiệm Sukhoi. Đây là chương trình phát triển các hệ thống máy bay chiến thuật tương la và là kết quả của sự hợp tác quân sự giữa Nga và Ấn Độ với chi phí bỏ ra lên tới 10 tỷ USD. T-50 là dòng máy bay chiến đấu lớn đầu tiên của Nga thiết kế kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
T-50 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2010 và cho tới nay đã có 4 nguyên mẫu được tiến hành bay thử nghiệm và số lượng chiến đấu cơ T-50 tham gia thử nghiệm sẽ tăng lên 14 chiếc vào năm 2015.
Siêu chiến đấu cơ Sukhoi T-50 được cho là sẽ sở hữu nhiều đặc điểm ưu việt như khả năng tàng hình cao, di chuyển với tốc độ siêu thanh, có hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến nhất hiện nay, có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, cất cánh từ đường băng ngắn chỉ cần 300-400 mét, và có thể thực hiện đồng thời các cuộc tấn công nhằm vào mục tiêu trên không và dưới mặt đất. Các máy bay Т-50 có thể bay với tốc độ tối đa lên tới 2100km/h với tầm hoạt động 5500km.
Thuộc dòng máy bay chiến đấu đa nhiệm, T-50 có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ tiêm kích cũng như cường kích, kể cả nhiệm vụ do thám. Về vũ khí, tùy theo mục đích sử dụng, T-50 có thể mang theo 8 tên lửa không đối không R-77 hoặc 2 bom có điều khiển nặng 1500 kg.
Chiến đấu thế hệ thứ 5 này đã lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại triển lãm hàng không MAKS-2011 cũng được tổ chức tại Zhukovsky, gần thủ đô Moscow hồi năm 2011. Dự kiến Sukhoi T-50 sẽ chính thức được đưa vào hoạt động từ năm 2016.
Đan Khanh (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc