Trong trường hợp đèn đèn cảnh báo an ninh nháy liên tục khi xe đang di chuyển trên đường, khi đó bạn cần phải đưa xe đi bảo dưỡng càng sớm càng tốt.
Hiện nay trên các dòng xe ôtô đều có hệ thống cảnh báo an ninh, bằng cách mã hóa chìa khóa bởi một đoạn code. Nếu như chìa không có đoạn mã này do hãng cung cấp, xe sẽ không thể khởi động. Đi kèm là một đèn cảnh báo an ninh (security indicator light) để báo hiệu.
Trên thực thế, một vài mẫu xe trước đâu đều có kiểu đèn nháy đỏ phía trên gương chiếu hậu trong xe, sát trần kính lái, kiểu hiển thị này cũng có trên một số xe máy cao cấp như Vespa.
Tuy nhiên có nhiều xe đèn cảnh báo không nằm ở vị trí này, mà nằm ngay trên bảng táp-lô, cùng hàng loạt tín hiệu khác.
|
Những lưu ý về đèn cảnh báo an ninh trên xe |
Dựa trên nguyên tắc, khi chìa khóa của xe cắm vào ổ, đèn cảnh báo sẽ không sáng. Sau khi tắt máy, rút chìa khóa và khóa cửa, đóng cốp, ca-pô, lên kính, đèn sẽ nháy sáng.
Ở một số hãng xe đã thiết lập để đèn an ninh nháy sáng cả khi cửa kính chưa lên kín. Tốc độ nháy đèn khoảng 2 giây một lần. Đi cùng đèn cảnh báo an ninh là những chức năng giúp xe chống trộm như hú còi, nháy pha khi có hành động cố tình mở khóa xe bằng chìa khóa lạ.
Thế nhưng, trong trường hợp đèn nháy liên tục khi xe đang di chuyển trên đường, thì đó là những điểm cần phải lưu ý. Lúc này, tài xế không được cố gắng tắt đèn này bằng cách tắt động cơ vì như vậy sẽ không thể khởi động xe trở lại.
Khi đưa xe vào hãng để sửa lỗi, hệ thống chống trộm immobilizer sẽ khởi động lại, đoạn mã cho chìa khóa thay thế bằng mã khác nên chìa khóa cũ sẽ không thể khởi động xe được. Chính vì thế mà lái xe cần mang cả chìa khóa chính và chìa khóa sơ cua tới đại lý để thiết lập điện tử đoạn mã mới.
Với mỗi hãng xe lại có kiểu thiết kế đèn an ninh khác nhau. Vì thế mà các lái xe thi thoảng cần phải chú ý tới loại đèn cảnh báo này để tránh phải gặp sự cố cũng như hiểu rõ hơn về xế cưng của mình.
Theo PLO
Ý kiến bạn đọc