Những gương mặt giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 4

12:39, 20/05/2012
|

(VnMedia) - Giải thưởng Hồ Chí Minh là giải thưởng cao nhất - danh giá nhất trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật. Nhưng không phải nghệ sỹ đoạt giải nào cũng được công chúng biết đến đúng tầm vóc của giải thưởng và những đóng góp của họ.

>> Trao giải thưởng Hồ Chí Minh vào ngày sinh nhật Bác
>> Trang nghiêm lễ trao giải thưởng Hồ Chí Minh

Cùng VnMedia điểm danh những gương mặt được vinh danh trong đợt trong giải lần thứ 4.

Ảnh minh họa

Nhạc sỹ Phạm Tuyên là trường hợp gây chú ý nhiều trong quá trình xét giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này.

Từng trượt Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 3 - năm 2005, đợt này ông không làm hồ sơ đăng ký xét giải (theo quy định) nên vắng tên trong đề cử giải thưởng. Hội Âm nhạc Hà Nội đã làm hồ sơ gửi Hội đồng Nhà nước đề nghị đặc cách vượt cho ông cũng không được chấp nhận vì vượt cấp (không qua Hội đồng cơ sở).

Cuối cùng, sau khi thực hiện đúng thủ tục, hồ sơ của ông được giải thưởng Hồ Chí Minh với 30/31 phiếu đồng ý.

Ảnh minh họa

Là gương mặt quen thuộc, cùng với dư âm từ những "rắc rối" trong quá trình xét giải, nhạc sỹ nổi tiếng 82 tuổi là người được báo chí quan tâm nhiều nhất tại lễ trao giải.

Ảnh minh họa

Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ (tác giả và đồng tác giả của những bộ phim nổi tiếng "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội", "Thành phố lúc rạng đông"...) là người đầu tiên được trao giải thưởng Hồ Chí Minh ở vai trò biên kịch.

Đến nay, lĩnh vực Điện ảnh mới có 5 người nhận giải thưởng này, đều là những tên tuổi kỳ cựu của ngành như NSND Nguyễn Hồng Sến, NSND Đặng Nhật Minh, NSND Nguyễn Hải Ninh và NSND Bùi Đình Hạc.

Ảnh minh họa

Nhà biên kịch nổi tiếng nhất của điện ảnh Việt cùng đồng nghiệp và người thân sau buổi lễ

Ảnh minh họa

Nhà văn Ma Văn Kháng gắn cuộc đời mình với 2 mảng đề tài lớn là Miền núi (dù ông sinh ở Hà Nội) và trí thức thành thị. Hồ sơ xét giải của ông lần này gồm bộ 3 tiểu thuyết "Mưa mùa hạ", "Côi cút giữa cảnh đời", "Gặp gỡ ở La Pan Tẩn".

Dù đã gần 80 tuổi, ông vẫn là một cây bút tích cực và siêng năng trên văn đàn hiện nay.

Ảnh minh họa

Tác giả "Mùa lá rụng trong vườn" được phỏng vấn trước giờ trao giải

Ảnh minh họa

Nhà văn Chu Bá Bình (Đỗ Chu) nhận giải thưởng với 2 tác phẩm là tập truyện ngắn "Một loài chim trên sóng" và tập tùy bút "Tản mạn trước đèn".

Lĩnh vực Văn học năm nay dẫn đầu về số lượng giải thưởng. Đây cũng là lĩnh vực có đông tác giả được vinh danh nhất qua 4 kỳ giải thưởng Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa

Nhà văn Chu Bá Bình bên phu nhân trong hành lang Nhà hát Lớn

Ảnh minh họa

Chùm tác phẩm được giải của nhà văn quân đội Hồ Phương, tác giả đã quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh qua truyện ngắn "Cỏ non" với nhân vật nguyên mẫu anh hùng Hồ Giáo trong chương trình SGK phổ thông.

Ảnh minh họa

Nhà văn, thiếu tướng quân đội Hồ Phương được chọn đại diện cho các nghệ sỹ nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt này phát biểu

Ảnh minh họa

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch đương nhiệm Hội Nhà văn Việt Nam cũng có tên trong danh sách nhận giải thưởng danh giá này.

Ảnh minh họa

NSND, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi (áo sơ mi) đang chỉ đạo diễn xuất trong vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan".

Tên tuổi kỳ cựu của nền sân khấu Việt Nam nhận được 100% phiếu tán thành của Hội đồng Nhà nước, với chùm tác phẩm đình đám "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", "Rừng trúc"...

Ảnh minh họa

NSND Nguyễn Đình Nghi đã qua đời năm 2001 và trong Lễ trao giải hôm qua, phu nhân của ông - bà Trần Mỹ Dung thay mặt nhận giải. 

Ảnh minh họa

Nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng là 1 trong 4 người được 100% phiếu tán thành cho giải thưởng Hồ Chí Minh. Thơ ông thời chống Mỹ từng được đánh giá là "có sức mạnh của một sư đoàn"

Thơ giả của những bài thơ sôi nổi, lãng mạn trong chiến tranh gây ấn tượng với những hình ảnh trẻ trung trong những thước phim tư liệu trình chiếu ở phần giới thiệu.

Ảnh minh họa

Qua đời năm 2007, thay mặt ông nhận giải thưởng là bà Nguyễn Thái Vân, phu nhân nhà thơ.

Ảnh minh họa

NSND Nguyễn Xuân Kim (Sỹ Tiến) là đại diện duy nhất của sân khấu cải lương tại đợt trao giải này.

Ông được vinh danh với chùm tác phẩm kịch bản cải lương nổi tiếng "Tây Thi, Phạm Lãi", "Quan Hán Khanh"... cũng như cụm công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Ảnh minh họa

Phu nhân NSND Sỹ Tiến cũng là một nghệ sỹ cải lương nổi tiếng - bà Đoàn Thị Khánh Hợi. Nữ nghệ sỹ 90 tuổi đến dự giải và nhận giải thay người chồng đã mất trong bộ áo dài đỏ trang trọng.

Ảnh minh họa

NSND, đạo diễn Dương Ngọc Đức được mệnh danh là một trong những cánh chim đầu đàn của nền sân khấu Việt Nam.

Chùm tác phẩm được giải của ông là những cái tên quen thuộc với người yêu sân khấu như "Masa", "Tiền tuyến gọi", "Khúc bi tráng thứ 3"...

Ảnh minh họa

Đạo diễn đã qua đời năm 2010 nên trong Lễ trao giải, con trai ông đại diện gia đình lên nhận giải thưởng

Ảnh minh họa

Nhạc sỹ Mai Văn Chung thuộc thế hệ tiên phong của nền tân nhạc Việt Nam. Ông nhận 100% phiếu tán thành, cho chùm tác phẩm gồm cả ca khúc, hợp xướng và khí nhạc. 

Ông là tác giả của hợp xướng "Bác đời đời vẫn sống" rất quen thuộc với thiếu nhi  

Ảnh minh họa

Giải thưởng Hồ Chí Minh đến với ông gần 3 thập kỷ sau khi qua đời - năm 1984. Nhà báo Mai Trung Kiên - con trai đạo diễn lên nhận giải.

Ảnh minh họa

Trong danh sách nhận giải lần này còn có nhà văn, nhà biên kịch Lê Văn Thảo. Ông không có mặt tại Nhà hát Lớn sáng qua bởi đã nhận giải trong Lễ trao giải khu vực phía Nam vào dịp 30/4.

 Ảnh minh họa

Được 100% phiếu tán thành của Hội đồng Nhà nước, nhưng họa sỹ cố Nguyễn Gia Trí vẫn phải đứng ngoài danh sách nhận giải kỳ này.

Hồ sơ của ông, cùng 2 hồ sơ xét giải thưởng Nhà nước của 2 ông Đặng Xuân Hải và Vũ Ngọc Liễn phải tạm dừng vì có khiếu nại, hiện đang chờ quyết định từ cấp cao nhất từ Nhà nước.


Lan Anh - (Bài, ảnh)

Ý kiến bạn đọc