“Khoa Khám bệnh của Viện Pasteur hiện tại có khoảng 10 bác sĩ và trung bình mỗi ngày, mỗi bác sĩ phải tiếp nhận và khám chữa bệnh cho gần 200 bệnh nhân, trong số đó 65% bệnh nhân phải trải qua các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm bổ trợ cho quyết định lâm sàng của bác sĩ. Điều đó cho thấy công suất hoạt động của phòng xét nghiệm không hề nhỏ.” TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm Sinh học Lâm sàng chia sẻ.
Phân chia các trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm
Cuộc sống hiện đại làm thay đổi mô hình bệnh tật, vi khuẩn gây bệnh do đó trở nên nguy hại, các triệu chứng bệnh cũng khác và phức tạp hơn cùng tác động của những dịch bệnh và một số bệnh lý mới phát sinh trong cộng đồng và xã hội làm cho việc khám chữa bệnh ngày nay không chỉ đơn thuần dựa vào các triệu chứng lâm sàng, mà song hành cùng nó, các xét nghiệm chẩn đoán đã trở nên phổ biến và rộng rãi hơn. Hơn 70% các quyết định lâm sàng của bác sĩ dựa vào kết quả của xét nghiệm, việc cho kết quả chính xác giúp công tác chẩn đoán và điều trị được chính xác và hiệu quả cao sẽ góp phần tiết kiệm chi phí chữa trị cho bệnh nhân.
“Viện hiện tại có khoảng 10 bác sĩ và trung bình mỗi ngày, mỗi bác sĩ phải tiếp nhận và khám chữa bệnh cho gần 200 bệnh nhân, trong số đó 65% bệnh nhân phải trải qua các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm bổ trợ cho quyết định lâm sàng của bác sĩ, do đó phòng xét nghiệm gần như phải hoạt động với công suất lớn hết cỡ để đáp ứng được nhu cầu cao này.” TS.BS Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm Sinh học Lâm sàng, Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ.
Nhằm hạn chế tình trạng quá tải tại các phòng xét nghiệm và đảm bảo chất lượng xét nghiệm, hiện nay trên cả nước có 4 trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm được phân chia theo 4 khu vực bao gồm trung tâm kiểm chuẩn khu vực miền Bắc, khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên và khu vực miền Nam. Việc phân chia khu vực và đồng nhất quy trình xét nghiệm là cơ sở đảm bảo kết quả xét nghiệm của các phòng xét nghiệm có giá trị, độ tin cậy tương đương nhau, tránh tình trạng phải làm lại xét nghiệm gây tốn kém khi bệnh nhân phải chuyển bệnh viện điều trị.
Ẩn họa từ phòng xét nghiệm
“Môi trường làm xét nghiệm ẩn chứa nhiều tác nhân gây bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên đòi hỏi sự cẩn trọng trong lưu giữ bệnh phẩm, sử dụng hóa chất xét nghiệm và quy trình vận hành máy móc. Sự tập trung cao độ trong môi trường làm việc tại các phòng xét nghiệm là rất cao nên đòi hỏi sự tĩnh lặng tuyệt đối, do đó dễ gây nên bệnh trầm cảm, ngoài ra các bệnh lý như giãn tĩnh mạch, bệnh trĩ, thái hóa cột sống cũng là các căn bệnh thường gặp ở các nhân viên y tế làm việc tại phòng xét nghiệm”, TS.BS Cao Hữu Nghĩa, chia sẻ.
Sự tận tụy và cống hiến thầm lặng của những chiến sỹ áo trắng
làm việc tại phòng xét nghiệm
Người bình thường sẽ không khỏi cảm thấy e ngại khi nhìn thấy máu, phân, nước tiểu, đàm, dịch v.v. Nhưng với nhân viên phòng xét nghiệm, do đặc thù công việc, họ thường xuyên mỗi ngày đều phải tiếp xúc với các bệnh phẩm này, do đó để có thể ‘sống với nghề’ thì ít nhiều cũng đòi hỏi họ phải biết cách bình thường hóa và vượt qua cảm giác ghê rợn này. Do tiếp xúc thường xuyên với các mẫu bệnh phẩm của các loại bệnh dịch, nhất là là các mẫu bệnh phẩm đặc biệt như bệnh lao, nguy cơ lây nhiễm từ tác dụng cụ xét nghiệm, trong quá trình sử dụng hóa chất ở các nhân viên phòng xét nghiệm cũng không hiếm, nguy hiểm luôn rình rập họ.
Nỗi niềm người làm nghề
Kết quả xét nghiệm thường được biểu hiện bằng dấu (+) chỉ kết quả dương tính, hay dấu (-) chỉ kết quả âm tính hoặc những con số bình thường và bất thường. Tuy chỉ khác nhau ở nét dấu thẳng xuống nhưng lại ảnh hưởng hoàn toàn đến quyết định điều trị và diễn biến sức khỏe của người bệnh. Vì thế, những người làm việc tại các phòng xét nghiệm phải thật sự cẩn thận, nhẫn nại, tỉ mỉ vì chỉ cần bỏ qua một bước nhỏ trong quy trình xét nghiệm như liều lượng sử dụng thuốc thử, nhiệt độ cất giữ bệnh phẩm, thời gian v.v. cũng làm sai lệch hoàn toàn đến kết quả xét nghiệm, ảnh hưởng đến việc điều trị.
Độ chính xác của kết quả xét nghiệm có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong công tác khám, chữa bệnh
Công việc xét nghiệm tuy lặp lại hàng ngày nhưng không nhàm chán như nhiều người nghĩ vì hiện nay, khả năng kháng thuốc của các tác nhân gây bệnh ngày càng cao do lạm dụng kháng sinh trong công tác điều trị, đồng thời cơ địa và nơi xảy ra dịch khuẩn của mỗi vùng, mỗi miền khác nhau mà vi khuẩn có những thay đổi khác nhau trong cơ thể người bệnh, do đó vi khuẩn tưởng chừng quen thuộc nhưng lại rất đa dạng.
Những người theo đuổi nghề trong lĩnh vực xét nghiệm, nếu không muốn tự đào thải mình thường phải tự tìm tòi và nâng cao chuyên môn thông qua các sách báo và tài liệu nghiên cứu được xuất bản, trên mạng hoặc thông qua các buổi tập huấn chuyên sâu được tổ chức bởi các tổ chức, đơn vị hữu quan. Công ty TNHH Roche Việt Nam là môt trong các đơn vị thường xuyên phối hợp cùng các tổ chức y khoa trong nước và quốc tế mang đến các chương trình sinh hoạt khoa học và tập huấn cho cán bộ y tế tại Việt Nam. Các buổi tập huấn do Roche tổ chức đã và đang thu hút rất nhiều nhân viên y tế tham gia do lượng kiến thức thiết thực và hữu ích mang lại, giúp họ luôn được cập nhật những thông tin kịp thời và kỹ thuật mới của sự phát triển không ngừng trong ngành chẩn đoán xét nghiệm của thế giới.
Chương trình Sinh hoạt khoa học và tập huấn về Hóa sinh Lâm sàng và Kỹ thuật Y học lần đầu tiên được Roche Diagnostics Việt Nam khởi xướng tổ chức từ năm 2009 và hàng năm đều nhận được sự ủng hộ và hợp tác chặt chẽ của các tổ chức y khoa uy tín như Hội Hóa sinh Lâm sàng Quốc tế, Hội Hóa sinh Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương, Hội Hóa sinh Y học Việt Nam, Hội Hóa sinh Y học Tp. HCM, Hội Kỹ thuật Xét nghiệm Y khoa Tp. HCM, Đại học RMIT… và năm nay có thêm sự hưởng ứng của Hội Hóa sinh Lâm sàng Nam Thái Bình Dương và Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm Tp. HCM. Bảy năm liên tiếp, chương trình đã thu hút và góp phần đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho gần 3.000 cán bộ phòng xét nghiệm trên cả nước.
Ý kiến bạn đọc