(VnMedia) - Mỹ tuyên bố sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên về chương trình hạt nhân, thậm chí là ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng. Bước đi này được đưa ra sau những lời cảnh báo và động thái doạ dẫm của Triều Tiên. Nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng Mỹ đã bị Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un át vía nên vội vàng “thưởng” cho hành động doạ dẫm của Bình Nhưỡng?
Ảnh minh họa |
Đại sứ Mỹ về vấn đề Triều Tiên - ông Sung Kim hồi cuối tuần vừa rồi cho biết, Washington để ngỏ khả năng đối thoại với Triều Tiên về việc nối lại tiến trình đàm phán hạt nhân đã bị đình trệ lâu nay. Mỹ sẵn sàng đối thoại và cuộc đối thoại này có thể diễn ra “thậm chí ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng hoặc một nơi nào khác”, ông Sung Kim nhấn mạnh.
Phát biểu với hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, Đại sứ Kim đồng thời cũng là cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc và là cựu đặc phái viên của Mỹ trong cuộc họp 6 bên, cho biết Washington thành thật muốn nối lại “các cuộc đàm phán đáng tin cậy và có ý nghĩa”.
"Khi chúng tôi chuyển thông điệp tới Bình Nhưỡng rằng chúng tôi để ngỏ khả năng đối thoại để thảo luận về cách thức nối lại những cuộc đàm phán đáng tin cậy và có ý nghĩa thì tất nhiên chúng tôi thực tâm muốn như vậy. Đó không phải là lời nói trống rỗng. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với họ", Đại sứ Mỹ về vấn đề Triều Tiên cho hay.
Ông Kim nhấn mạnh, “thực sự các cuộc đối thoại đó diễn ra ở Bình Nhưỡng hay bất kỳ nơi nào khác đều không có gì quan trọng".
Hãng tin Yonhap cho rằng, việc một quan chức cấp cao của Mỹ thể hiện một cách công khai như vậy về “sự sẵn sàng tham gia các cuộc đối thoại ở thủ đô của Triều Tiên” là điều bất thường.
Chính sách của Mỹ với Triều Tiên dựa trên “ba trụ cột” gồm răn đe, ngoại giao và áp lực. Trong khi Mỹ vẫn đang tìm kiếm thêm các biện pháp trừng phạt và tăng cường tính hiệu quả của những biện pháp trừng phạt hiện thời nhằm vào Triều Tiên để gây sức ép buộc nước này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân thì Washington cũng tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiến trình đàm phán, đối thoại để tháo gỡ vấn đề.
Tuy nhiên, có một thực tế mà nhiều chuyên gia chia sẻ là, một mặt việc Washington sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng sẽ có ích trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân thì nó cũng cho thấy rõ một điều chiến thuật “làm căng” của Bình Nhưỡng đang phát huy tác dụng. Khi Triều Tiên tung ra lời đe doạ, thể hiện sự nghiêm túc trong ý định sẵn sàng tiến hành một vụ thử hạt nhân mới thì
Chiến thuật “làm căng” rất hay được Bình Nhưỡng sử dụng để gây sức ép với các cường quốc phương Tây. Đàm phán hạt nhân 6 bên về việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên có sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Tiến trình này đã bị đình trệ từ năm 2008. Bình Nhưỡng từng ám chỉ sẵn sàng nối lại đàm phán nhưng
Ý kiến bạn đọc