(VnMedia) - Thụy Điển đã buộc phải điều chiến đấu cơ đề chặn hai máy bay ném bom của Nga đang bay sát không phận của nước này. Thông tin trên vừa được một chỉ huy tối cao của Thụy Điển đưa ra hôm nay (22/5).
Theo đó, Thụy Điển đã điều 2 chiến đấu cơ JAS Gripen tới để chặn đường của hai chiến đấu cơ Tupolev Tu-22M của Nga khi nó đang bay hướng về đảo Orland, sát không giới của Thụy Điển.
“Họ (máy bay Thụy Điển) bay lên để nhận diện các máy bay này (của Nga) và nói rằng ‘này, tôi thấy các anh rồi đấy” – ông Jesper Tengroth, người phát ngôn quân đội Thụy Điển, cho hay.
Tuy nhiên, ông này thừa nhận, máy bay của Nga xâm hạm không giới của Thụy Điển mà chúng chỉ mới bay trên Vịnh Phần Lan và tiến về phía nam hướng đảo Orland.
Đây không phải lần đầu tiên Thụy Điển phải triển khai lực lượng để đối phó những mối đe dọa từ Nga. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần khẳng định không quân nước này chỉ thực hiện các chuyến bay huấn luyện trong không phận quốc tế và tuân thủ đầy đủ các quy tắc quốc tế hiện hành.
Mặc dù, Thụy Điển không phải là thành viên của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng thời gian gần đây, đôi bên đang tăng cường hợp tác quân sự, trong đó có việc tập trận chống tàu ngầm ở Biển Bắc hồi đầu tháng này.
Trong khi đó, kể từ sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine bùng đi xuống mức tồi tệ nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Trong khi, Nga tăng cường hoạt động quân sự tại vùng Baltic và Bắc Đại Tây Dương thì NATO lại đang dồn lực, gia tăng hiện diện ở khu vực đông Âu và gần khu vực ảnh hưởng của Nga.
Thụy Điển phải điều chiến đấu cơ chặn đường máy bay ném bom Tu-22M của Nga ngay lập tức bởi đây là loại máy bay ném bom "đáng gờm" , có thể là mối đe dọa khôn lường đối với lãnh thổ Thụy Điển.
Tu-22M là loại máy bay ném bom chiến lược của Nga, có nhiệm vụ loại bỏ các mục tiêu trên biển như tàu sân bay, tàu hộ tống, đội tàu chiến.
Tupolev Tu-22M, có tên NATO: Backfire là một máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh, cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô viết.
Tu-22M cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983. Tu-22M được trang bị động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25, cánh với góc chéo tối đa lớn hơn, và một mũi hếch đặt radar Leninets PN-AD.
Có thiết kế hệ thống hoa tiêu/tấn công NK-45, cải thiện khả năng bay tầm thấp (dù không thực sự là kiểu bay nap-of-the-earth).
Súng đuôi của Tu-22M được sửa chỉ còn một khẩu, và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback', tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ.
Máy bay này được chế tạo theo nguyên lý máy bay đa chế độ. Đặc biệt, Tu-22M được thiết kế với 2 cánh thay đổi được hình dáng giúp máy bay thuận lợi hơn khi đạt tốc độ cao.
2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Kuznetsov NK-25 cho tốc độ bay vượt âm Mach 1,88 (tức 2.000km/h), bán kính chiến đấu 2.410km, trần bay 13.300m được lắp đặt trong máy bay Tu-22M3 này.
Máy bay cũng được trang bị hệ thống vô tuyến điện tử và dẫn đường rất mạnh. Việc có hệ thống tự động được trang bị trên máy bay giúp cho công việc của phi công được nhàn hơn trong việc điều khiển.Được thiết kế với tên lửa hành trình có cánh Kh-22 có tầm bắn đến 500km và tốc độ đến 4.000km/h và tên lửa Kh-15 có tầm bắn đến 250 Km và tốc độ đến 5.000 Km/h.Hai loại tên lửa này đều có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.Tu-22M có thể bay chặng dài với tốc độ vượt âm liên tục.
Đan Khanh -
(tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc