(VnMedia)- Nằm ngay trong lòng Hà Nội, làng Vạn Phúc vẫn giữ lại được ít nhiều nét cổ kính của làng quê Việt, như cây đa cổ thụ, giếng đá ong, mái đình làng và những bàn thờ lễ tổ. Nhưng, có một sản vật đã làm nên tên tuổi của nơi này, chính là lụa Vạn Phúc.
Để đến thăm quê lụa, du khách có thể lựa chọn cung đường Lê Văn Lương kéo dài, hoặc đi dọc theo đường Nguyến Trãi tới ngã tư Hà Đông, rồi rẽ vào đường Vạn Phúc. Không khó để nhận ra ngôi làng nằm bên bờ sông Nhuệ với chiếc cổng chính mang dòng chữ “Làng Vạn Phúc”
Ngay bên cạnh cổng chính là chùa làng Vạn Phúc. Cùng với hương trầm và khói nhang là cái tĩnh lặng thường thấy trong những ngôi chùa Việt. Cỏ cây, hoa lá, giếng sen, và cây cầu gỗ cong cong sẽ cho bạn một cảm giác thư thái và thân thương.
Cách cổng làng không xa là khu giới thiệu quy trình dệt lụa. Chiếc cổng chào bằng tre màu đỏ nổi bật với 2 câu đối:
Con đường nhỏ lát gạch dẫn vào khu trưng bày các sản phẩm lụa truyền thống. Phía bên trái, ngay gần lối ra vào là chiếc khung cửi gỗ từ đầu thế kỷ 19. Ngày nay, khi máy dệt cơ khí ngày càng được ưa chuộng, thì đây là một trong số ít những khung cửi truyền thống còn lưu lại tại làng.
Trong định hướng phát triển du lịch thủ đô, làng Vạn Phúc là một trong những điểm đến trong chuỗi các làng nghề truyền thống bên cạnh gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, làng Thạch Xá (Thạch Thất) làm chuồn chuồn tre.
Một số hình ảnh tại làng Vạn Phúc:
Xa Giang (ảnh: internet)
Ý kiến bạn đọc