(VnMedia) - Báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho thấy, có 10/26 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Về hạn chế yếu kém, Phó Thủ tướng đánh giá: "Trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan....".
Sáng 21/3, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 13, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Cụ thể, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Thực hiện 2006-2010 |
Mục tiêu 2011-2015 |
Thực hiện 2011-2015 |
So với mục tiêu KH 5 năm |
---|---|---|---|---|---|---|
|
Các chỉ tiêu kinh tế |
|||||
1 |
Tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm |
% |
7,0 |
6,5-7 |
5,91 |
Không đạt |
2 |
Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội trong GDP bình quân 5 năm |
% |
42,7 |
33,5-35 |
31,7 |
Không đạt |
3 |
Tỷ lệ nhập siêu trong kim ngạch xuất khẩu đến năm cuối kỳ kế hoạch |
% |
17,4 |
<10 |
2,0 |
Vượt |
4 |
Bội chi ngân sách nhà nước vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
5,5 |
<4,5 |
6,1 |
Không đạt |
5 |
Tiêu tốn năng lượng tính trên GDP bình quân 5 năm so với năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm giai đoạn trước |
% |
Tăng 12 |
Giảm 2,5-3 |
Giảm 6,55 |
Vượt |
6 |
Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp |
% |
Quốc hội không giao |
30 |
18,37 |
Không đạt |
7 |
Tỷ lệ đổi mới công nghệ bình quân 5 năm |
% |
Quốc hội không giao |
13 |
10,68 |
Không đạt |
8 |
Tăng năng suất lao động xã hội đến năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm so với cuối kỳ kế hoạch 5 năm giai đoạn trước |
% |
18,6 |
29-32 |
23,6 |
Không đạt |
9 |
Tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách trong GDP bình quân 5 năm |
% |
25,4 |
<22-23 |
21 |
Đạt |
10 |
Nợ công trong GDP vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
57,1 |
<65 |
62,2 |
Đạt |
11 |
Dư nợ của Chính phủ trong GDP đến năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
40,9 |
<50 |
50,3 |
Không đạt |
12 |
Dư nợ nước ngoài của quốc gia trong GDP vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
42,2 |
<50 |
43,1 |
Đạt |
13 |
Chỉ số giá tiêu dùng vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
9,19 |
5-7 |
0,6 |
Đạt |
|
Các chỉ tiêu xã hội |
|||||
14 |
Số lao động được tạo việc làm 5 năm 2011-2015 |
Triệu lượt người |
8,07 |
8 |
7,8 |
Không đạt |
15 |
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
4,29 |
<4 |
3,29 |
Đạt |
16 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
40 |
55 |
51,6 |
Không đạt |
17 |
Thu nhập thực tế của dân cư vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm so với năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm giai đoạn trước |
Lần |
1,38 |
2-2,5 |
2,85-2,9 |
Vượt |
18 |
Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm |
% |
˃2,5 |
2 |
2 |
Đạt |
19 |
Tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đối với các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn |
% |
Quốc hội không giao |
4 |
6 |
Vượt |
20 |
Diện tích nhà ở bình quân vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
m2 sàn/người |
17,2 |
22 |
22 |
Đạt |
21 |
Diện tích sàn nhà ở bình quân đô thị vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
m2 sàn/người |
20 |
26 |
26 |
Đạt |
22 |
Tỷ lệ tăng dân số vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
1,05 |
Khoảng 1 |
1,07 |
Đạt |
23 |
Số bác sỹ trên 1 vạn dân vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
Bác sỹ |
7,1 |
8 |
8 |
Đạt |
24 |
Số giường bệnh (không tính giường trạm y tế xã) trên 1 vạn dân vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
Giường |
20,5 |
23 |
24 |
Vượt |
|
Các chỉ tiêu môi trường |
|||||
25 |
Tỷ lệ che phủ rừng vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm |
% |
39,5 |
42-43 |
40,73 |
Không đạt |
26 |
Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào năm cuối kỳ kế hoạch 5 năm được xử lý |
% |
77,0 |
85 |
90 |
Vượt |
Như vậy, trong số 26 chỉ tiêu chủ yếu trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường được Quốc hội thông qua, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có một số chỉ tiêu như: thu nhập thực tế của người dân, tỷ lệ giảm hộ nghèo, tạo việc làm và một số chỉ tiêu về xã hội. Có 10 chỉ tiêu không đạt kế hoạch.
Không đạt kế hoạch chủ yếu do nguyên nhân chủ quan
Nhận xét về những tồn tại, hạn chế, báo cáo do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày cho rằng, có nguyên nhân khách quan do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, những diễn biến mới rất phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
“Song trực tiếp và quyết định nhất là nguyên nhân chủ quan”, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Những nguyên nhân chủ yếu được ông Nguyễn Xuân Phúc nêu ra là:
Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là về vai trò của Nhà nước, kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, thị trường quyền sử dụng đất, quản lý giá cả, phân bổ nguồn lực, cơ chế cung ứng dịch vụ công, giá dịch vụ trong giáo dục, y tế,... chưa đủ rõ, còn khác nhau, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới về phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách và trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội nhiều mặt còn lúng túng, thiếu nhất quán, chưa thật phù hợp với kinh tế thị trường nên hiệu quả chưa cao, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Hệ thống văn bản pháp luật chưa được hoàn thiện. Việc hướng dẫn các chính sách chưa kịp thời và đồng bộ. Tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước nhiều mặt còn hạn chế; nhiều luật, pháp lệnh, nghị định,… chậm đi vào cuộc sống. Việc thể chế hóa thành luật pháp, cơ chế, chính sách trong nhiều trường hợp còn chậm, chất lượng thấp, tính khả thi chưa cao. Chưa làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và sơ kết, tổng kết thực tiễn. Chưa thay thế được kịp thời những cán bộ không đủ phẩm chất, năng lực, thiếu trách nhiệm, thực thi kém hiệu quả trong triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Phương thức lãnh đạo quản lý kinh tế - xã hội chưa thật phù hợp, hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Khả năng phân tích, dự báo còn bất cập. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và việc đào tạo, sử dụng cán bộ còn nhiều mặt hạn chế. Tính thượng tôn pháp luật, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm.
Các biện pháp thực hiện thiếu cụ thể và chưa kiên quyết, chưa bắt kịp với yêu cầu của thực tiễn. Quản lý thị trường, giá cả, điều hòa cung cầu một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống chưa kịp thời, chưa đồng bộ, kém hiệu quả.
Các chính sách xã hội hóa chậm được đổi mới, thiếu cơ chế rõ ràng, minh bạch, chưa khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn để phát triển các lĩnh vực xã hội.
Ý kiến bạn đọc