(VnMedia) - Nhằm bảo toàn nguồn giống đậu nành quý và thúc đẩy phát triển đồng bộ vùng nguyên liệu đậu nành lớn nhất Việt Nam tại Tây Nguyên (8.000 hecta), hôm nay, Công ty Sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ - ĐH Missouri (NCSB) tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế “Ứng dụng công nghệ cao và đồng bộ cho việc bảo toàn và phát triển đậu nành Tây Nguyên”.
Tại Hội thảo, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Nông nghiệp và Công nghệ sinh học từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học Đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ - Đại học Missouri (NCSB), Đại học Cần Thơ và Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy cùng chia sẻ những ứng dụng công nghệ mới nhất trong việc chọn tạo giống cũng như thiết lập hệ thống canh tác đồng bộđể phát triển bền vững vùng nguyên liệu đậu nành Tây Nguyên.
Hội thảo có sự tham gia của Cục trưởng Cục trồng trọt Ma Quang Trung, lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công Nghệ, lãnh đạo cácSở ban ngành các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Đồng Tháp,các huyện, thị xã Cư Jut, Đăk Mil, Buôn Hồ cùng các nhà khoa học chuyên ngành hàng đầu tại các trường Đại học và nông dân trồng đậu nành.
Cục trưởng cục trồng trọt Ma Quang Trung |
Ứng dụng công nghệ cao cho chọn tạo giống đậu nành không biến đổi gen. Giống là nhân tố quyết định cho việc nâng cao năng suất và chất lượng của hạt đậu nành. Vì vậy, tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao cho việc chọn tạo giống đậu nành không biến đổi gen là một trọng tâm hàng đầu của Vinasoy. Sau hai năm nghiên cứu, vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy cùng các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ Sinh học đậu nành Quốc gia Hoa Kỳ (NCSB) đã thành công trong việc chọn thuần giống đậu nành Cư Jut hoa trắng với chất lượng tốt, năng suất tăng 10-15% và đã được đưa vào trồng trong vụ II-2015 cho nông dân Cư Jut, Đăk Mil.
Tiến hành lấy dịch lá để phân tích gen theo phương pháp di truyền phân tử |
Tiến một bước xa hơn, hiện nay các chuyên gia đang ứng dụng công nghệ di truyền phân tử để chọn tạo ra các giống đậu nành mới, bảo toàn được phẩm chất quý của giống đậu nành địa phương đồng thời nâng cao được năng suất, chất lượng của hạt đậu nành để đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm của Vinasoy.
Hệ thống canh tác đồng bộ cho đậu nành Tây Nguyên
Song song với việc chọn tạo giống, suốt 2 năm qua, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy cũng đã khảo nghiệm nhiều hệ thống canh tác theo đặc điểm của các vùng nguyên liệu khác nhau ở Tây Nguyên bao gồm: làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch trên các công cụ cơ giới hóa phù hợp.
Đặc biệt, Trung tâm cũng đã liên kết với Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu chọn các loạivi khuẩn từ đất ferralsols Tây Nguyên để chế tạo ra phân sinh học nhằm tăng nốt rễ (nốt sần) và tăng hiệu quả sử dụng phân lân cho cây đậu nành.
Ông Huỳnh Sơn Hải – Giám đốc trung tâm nghiên cứu Ứng dụng Đầu nành Vinasoy |
Đến năm 2018, cùng với giống mới, hệ thống canh tác đồng bộ và những ứng dụng phân sinh học, phân hữu cơ sẽ nâng năng suất của đậu nành Tây Nguyênđạt 3 tấn/hecta, tương đương với năng suất đậu nành bình quân trên thế giới, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế góp phần ổn định đời sống của người nông dân, đồng thời chất lượng hạt đậu nành sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa các sản phẩm, góp phần vào sự phát triểnbền vững của Vinasoy.
Ông Huỳnh Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy khẳng định: “Hướng đi phát triển vùng nguyên liệu Tây Nguyên vừa là trách nhiệm, vừa là chiến lược của Vinasoy và Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành nhằm hợp tácbền vững cùng người nông dân, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp đậu nành Việt Nam. Sựlớn mạnhcủa vùng nguyên liệu Tây Nguyên sẽ tạo điều kiệncho Vinasoy có nguồn đậu nành trong nướcdồi dào, tươi mới, để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của người tiêu dùng”.
Ý kiến bạn đọc