Lập trình mobile - xu hướng “được lòng” lập trình viên

09:17, 25/01/2015
|

(VnMedia) - Sự bùng nổ của các thiết bị thông minh trong vài năm trở lại đây kéo theo sự ra đời của một thị trường đầy tiềm năng - thị trường ứng dụng di động. Tuy nhiên không có nhiều trường đào tạo ngành lập trình ứng dụng di động một cách bài bản: cung không đủ cầu và nguồn cung chưa chất lượng đang là thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lập trình mobile.

Bạn Đỗ Hoàng Nam - sinh viên năm cuối Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết học về Java nên rất muốn học thêm lập trình Android để có thêm cơ hội khi ra trường. Trường của Nam cũng có đào tạo nhưng sơ sài, chỉ dừng lại ở lý thuyết, thêm vào đó là số lượng 1 lớp rất đông giáo viên không thể quan tâm tới từng sinh viên. Nên Nam quyết định đăng ký học thêm về Android tại các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin quốc tế. Mỗi khóa học chỉ kéo dài 3 tháng nhưng kiến thức bản thân thu được thì rất nhiều so với cả thời gian dài học ở trường.

Nghề mới tiềm năng

Thế giới ngày nay đã dần biến thành thế giới số khi có tới: 35% dân số thế giới sử dụng Internet, 26% dân số dùng mạng xã hội facebook và 93% dân số thế giới sử dụng thuê bao di động. Tại Việt Nam hiện có tới 50 triệu thuê bao di động hoạt động thường xuyên và nền tảng 3G đã được các nhà mạng triển khai rộng khắp với 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình 15 - 24, tạo nên một thị trường có tốc độ phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Ảnh minh họa

 

Lượng người dùng tiềm năng khổng lồ, nên như một định lý tất-lẽ-dĩ-ngẫu nhu cầu ứng dụng sử dụng cho thiết bị thông minh trong các lĩnh vực đời sống cá nhân, giao tiếp, cộng đồng, công việc, giải trí, giao dịch... càng trở nên bức thiết. Với cơ chế mở của các kho ứng dụng mà đặc biệt là App Store hay Play Store thì những nhà phát triển không chỉ dừng lại ở biên giới quốc gia mình mà còn có thể phát triển ứng dụng cho bất kỳ người dùng ở bất kỳ quốc gia nào, sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào.

“Được lòng” các lập trình viên

Mặc dù đi sau App Store của Apple nhưng Play Store của Google đã nhanh chóng bắt kịp và cả hai đã trở thành chợ ứng dụng di động phổ biến nhất. Nếu như Apple với chiến lược ra sản phẩm mới định kỳ thì Google với nền tảng Android miễn phí lại được nhiều hãng sản xuất phần cứng liên tục tung ra thị trường các sản phẩm, mẫu mã mới, tính năng mới và giá thành đáp ứng mọi tầng lớp người sử dụng. Cũng chính vì vậy, việc sở hữu một thiết bị thông minh smartphone đã không thành vấn đề đối với hầu hết người dùng.

Theo dự báo của Công ty ABI Reearch (Mỹ), doanh thu từ ứng dụng di động toàn thế giới năm 2015 sẽ đạt 46 tỉ USD, tăng 8,5 tỷ USD so với năm 2013. Tại Việt Nam, doanh thu ngành này năm 2013 đạt trên 500 triệu USD. Dự kiến đến năm 2015 sẽ đạt 1 tỉ USD.

Bạn Nguyễn Xuân Tùng - sinh viên năm 3 Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, ban đầu học lập trình Android là để biết thêm chứ cũng không có ý định sẽ theo đuổi nghề này. Nhưng khi vào học tại Aprotrain - Aptech, chính thầy Minh là người đã truyền lửa cho mình và bây giờ thì mình đã có thể tự tạo 1 vài ứng dụng và game nho nhỏ.

Ảnh minh họa
Các khóa đào tạo lập trình Android tại Aprotrain - Aptech luôn thu hút rất đông học viên. Tùng (áo đen) và Nam (áo trắng) trao đổi kiến thức cùng bạn bè trong lớp.

 
Một lập trình viên mobile có thể phát triển theo 2 hướng là Lập trình ứng dụng (tham gia làm lập trình viên cho các công ty chuyên làm ứng dụng dành cho mobile; tự mình làm các ứng dụng và đưa lên AppStore và Lập trình game (tham gia các công ty phát triển game mobile; tự mình nghiên cứu các framework và tự làm game…).

Năm 2013, cả thế giới phát cuồng về Flappy bird và Nguyễn Hà Đông khi chỉ trong vòng 9 tháng ứng dụng game “Flappy Bird” đã ghi nhận hơn 50 triệu lượt tải và nhận được hơn 90.000 lượt ngươi chơi xếp hạng. Chàng trai 8x kiếm được khoảng 3 triệu USD (tương đương 60 tỉ đồng) chỉ vẻn vẹn trong 60 ngày đã thổi thêm cuốn hút vào nghề lập trình di động và khẳng định dấu ấn Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Sau khi học xong 3 tháng về lập trình Android và lập trình iOS tại Hệ thống đào tạo lập trình viên Quốc tế Aprotrain - Aptech, bạn hoàn toàn có thể tự mình phát triển 1 ứng dụng/game và được hỗ trợ đưa ứng dụng lên Appstore hoặc Google Play.


Phan Lê

Ý kiến bạn đọc