VinaPhone mời doanh nghiệp nội dung phát triển dịch vụ

08:38, 08/11/2014
|

(VnMedia) - Với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng di động hiện nay, việc các nhà mạng tự triển khai dịch vụ gia tăng, nội dung dường như là chưa đủ. Và vì đó, VinaPhone mong muốn các đối tác cùng hợp tác đưa ra những sản phẩm mới mẻ, sáng tạo nhất…

Quan điểm và thông điệp xuyên suốt “Mới - Sáng tạo - Hiệu quả" này đã được VinaPhone khẳng định và đưa ra tại Hội nghị các nhà cung cấp giải pháp nội dung (CP) để bàn về kế hoạch hợp tác, phát triển các dịch vụ nội dung cung cấp cho khách hàng của nhà mạng, vừa diễn ra chiều qua, 7/11.

Ông Cao Huy Hải – Giám đốc VinaPhone cho hay, “Với thông điệp xuyên suốt “Mới - Sáng tạo - Hiệu quả", VinaPhone cam kết và mong muốn các đối tác cùng hợp tác đưa ra những sản phẩm mới mẻ, sáng tạo có hiệu quả cho tất cả các bên và khách hàng. Chúng tôi cam kết duy trì chính sách hợp tác tốt nhất với CP trên thị trường. Cam kết đổi mới các quy trình nội bộ, nâng cao mức độ tương tác, triển khai hàng loạt chính sách chăm sóc đối tác. VinaPhone mong muốn và chia sẻ không chỉ doanh thu mà cả rủi ro đối với những dự án đầu tư của các nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ".

Ảnh minh họa
Giám đốc VinaPhone - ông Cao Duy Hải phát biểu tại Hội nghị.

 

Tính tới thời điểm này, VinaPhone đang hợp tác với gần 400 đối tác để cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng. Trong đó có 22% (trước đây là 32%) dịch vụ do VinaPhone tự đầu tư phát triển, còn lại 78% do các CP cung cấp. Theo ông Ngô Diên Hy, Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ Giá trị gia tăng của VinaPhone, thực tế hiện nay có nhiều CP cùng cấp dịch vụ cũ trùng lặp tới 90% nên hiệu quả thấp. Trong khi đó, nhiều dịch vụ nội dung cho mảng y tế, giáo dục, nông nghiệp… vẫn còn bỏ còn trống. Vì vậy, VinaPhone sẽ phải tăng cường các dịch vụ trong lĩnh vực này.

VinaPhone xác định các dịch vụ mới, ứng dụng nội, nội dung thông tin… không chỉ là dịch vụ “giá trị gia tăng” mà thực sự là dịch vụ xác định vị thế và tương lai của mạng mạng di động. Và để hiện thực hóa chiến lược này, VinaPhone sẽ hợp tác xây dựng các hệ thống giải pháp nền tảng, tạo môi trường, công cụ cho các đối tác quy mô vừa và nhỏ hoặc các cá nhân cung cấp dịch vụ đến khách hàng; trong đó có các hệ thống M2M (kết nối máy - máy), điện toán đám mây, các giải pháp dành cho khách hàng doanh nghiệp, quảng cáo di động, thanh toán di động…

Cùng với đó, nhà mạng cũng sẽ thúc đẩy các giải pháp cung cấp dịch vụ thông tin hộ tụ trên thiết bị di động, cố định, băng thông rộng (Unifified Communication). Đây cũng là điểm mới, đón đầu xu hướng thị trường và quá trình tái cấu trúc thị trường viễn thông Việt Nam từ đầu 2015.

Mục tiêu của VinaPhone là đem đến những dịch vụ thực sự vì quyền lợi khách hàng để phát triển bền vững, đáp ứng toàn diện nhu cầu học tập, giải trí và làm việc, dựa trên sự tôn trọng quyền lựa chọn và riêng tư của từng khách hàng và toàn xã hội.

Vì vậy, với các lĩnh vực hợp tác, VinaPhone bày tỏ mong muốn các nhà cung cấp giải pháp, ứng dụng và nội  dung nhắm tới các thị trường tiềm năng, trong đó có các nội dung và ứng dụng phục vụ học tập và giải trí, quản lý và phát triển cá nhân; Các ứng dụng hỗ trợ điều hành sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân kinh doanh; Các ứng dụng điều khiển phục vụ đo đạc, thu thập thông tin, điều khiển trong các ngành như nông nghiệp, ngư nghiệp, y tế, giao thông vận tải…;  Các dịch vụ hỗ trợ thông tin hội tụ như nhà thông minh, doanh nghiệp di động, điều khiển từ xa…

Để hiện thực hóa chiến lược này, VinaPhone sẽ hợp tác xây dựng các hệ thống giải pháp nền tảng, tạo môi trường, công cụ cho các đối tác quy mô vừa và nhỏ hoặc các cá nhân cung cấp dịch vụ đến khách hàng; trong đó có các hệ thống M2M (kết nối máy - máy), điện toán đám mây, các giải pháp dành cho khách hàng doanh nghiệp, quảng cáo di động, thanh toán di động…

Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của VinaPhone cũng đã giải đáp nhiều câu hỏi của các CP xoay quanh vấn đề hợp tác phát triển dịch vụ nội dung. Hiện giờ, VinaPhone đã ban hành quy trình triển khai đánh giá dịch vụ, sau khi tiếp nhận hồ sơ đánh giá trong vòng 7 ngày sẽ có trả lời và nếu đủ điều kiện sẽ được tiến hành cung cấp dịch vụ chậm nhất là 35 - 45 ngày. Nếu các CP có ý tưởng hay thì nhà mạng sẽ ủng hộ kể cả chính sách phân chia doanh thu. Mục tiêu VinaPhone muốn mở rộng miếng bánh thị trường theo mô hình đôi bên cùng có lợi WIN - WIN.

Công ty Cổ phần Dịch vụ Số liệu Toàn cầu (GDS) là liên doanh giữa Công ty Thông tin NTT Nhật Bản (NTTCom) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), được thành lập năm 2008, hiện cung cấp các dịch vụ IT đa dạng, tư vấn thiết kế cấu trúc mạng theo nhu cầu cụ thể của từng khách hàng, đáp ứng các yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng và giúp khách hàng giảm thiểu chi phí đầu tư. Các thông tin về GDS có tại địa chỉ Websiste: http://gds.vn/ .


Hiền Mai

Ý kiến bạn đọc