(VnMedia) - Thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (Fitness tracker) đã có những dấu ấn phát triển nhất định trong những năm qua với những tên tuổi lớn như Fitbit, Garmin, Samsung Gear Fit hay Apple Watch… Các thiết bị này vẫn đang được cải thiện không ngừng và cung cấp các chức năng bao gồm theo dõi giấc ngủ, theo dõi nhịp tim, các bài tập khác nhau. Vậy đâu là những thiết bị đeo tốt nhất năm 2017?
Đã có một số câu hỏi về tính chính xác của thiết bị đeo theo dõi sức khỏe (Fitness tracker), nhưng qua đây có thể thấy nhiều người đã lựa chọn cho mình một lối sống năng động hơn. Cũng không ít người nhầm lẫn tưởng rằng fitness tracker và đồng hồ thông minh smartwatch là một, nên việc lựa chọn trở nên khó khăn hơn.
Một thiết bị Fitness tracker được tích hợp một số tính năng như theo dõi số bước chân đi, giấc ngủ, nhịp tim và mức độ hoạt động hàng ngày của người dùng. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể thiết lập nó như một chiếc đồng hồ, quan trọng hơn cả là nó được kết nối Internet và có các ứng dụng đi kèm để phân tích các hoạt động thể thao hoặc hoạt động khác nhau gồm đi bộ, chạy, đạp xe, trọng lượng, đấm bốc và bơi lội. Một số thiết bị Fitness tracker còn được trang bị tính năng theo dõi tiên tiến hơn đi kèm với GPS hoặc kết nối với smartphone để cung cấp thông tin chi tiết về địa điểm, vị trí.
Trong khi đó, hầu hết các smartwatch có chức năng trả lời cuộc gọi và tin nhắn và được tích hợp một số chức năng theo dõi chế độ luyện tập thể thao và các chế độ hoạt động, nhưng có thể sẽ bị hạn chế thời lượng pin. Và giá bán của smartwatch cũng cao hơn so với Fitness tracker.
Misfit Ray (giá khoảng 1 triệu đồng): Từ lâu Misfit đã nổi danh với các dòng sản phẩm thiết bị đeo thông minh. Có thể thấy, Misfit Ray vẫn là một công cụ theo dõi sức khỏe với khả năng theo dõi việc di chuyển, đếm số bước chạy, thời gian hoạt động hay lượng năng lượng đã tiêu hao. Với thiết kế dạng hình ống, người dùng có thể đeo Misfit Ray trên tay hoặc trên cổ rất thời trang. Tuy nhiên, khác với phiên ban tiền nhiệm Misfit Shine, Misfit Ray giờ đây còn được kết hợp khả năng thông báo. Máy có thể kết nối với smartphone, đồng thời thông báo về tin nhắn cũng như các cuộc gọi đến.Theo nhà sản xuất, thiết bị này có thể chống nước ở độ sâu 50m, đồng thời cho thời lượng pin kéo dài lên tới 6 tháng.
Moov Now (giá khoảng 1,7 triệu đồng) Được mệnh danh là trợ lý kiêm huấn luyện viên ảo khá chuyên nghiệp cho những ai thích chạy bộ, tập gym…không chỉ tập đúng kỹ thuật, đúng cường độ, đảm bảo đạt hiệu quả tối đa, giữ được sức và không bị chấn thương thì Moov Now được sản xuất ra để đảm nhiệm tất cả các tác vụ đó. Với thiết kể mỏng và nhỏ, có thể gắn liền vào cổ tay hoặc mắt cá chân để phân tích chính xác các hoạt động của người dùng. Moov Now có thể đo lường một loạt các chuyển động, từ chạy đến đạp xe, bơi lội đến quyền anh, và ứng dụng của nó có thể nhận được trên các hoạt động và tạo ra dữ liệu chính xác trên đó. Ưu điểm của Moov Now là thời lượng Pin 6 tháng, thiết kế linh hoạt để đeo trên cổ tay hoặc mắt cá chân, nhưng hạn chế là không có mặt đồng hồ và không theo dõi nhịp tim.
Fitbit Alta HR (giá khoảng 3,2 triệu đồng): Bộ theo dõi luyện tập thể dục thể hình Alta HR của Fitbit giờ đây còn có thể theo dõi nhịp tim, bước chân và giấc ngủ. Các thiết bị của Fitbit hoạt động với ứng dụng Fitbit thân thiện, dễ điều hướng và có thể giúp theo dõi chế độ ăn uống, lượng nước uống và các mục tiêu hoạt động hàng ngày. Thiết bị Fitbit được xây dựng cho người dùng hàng ngày, những người muốn tăng tỷ lệ hoạt động của họ và tập thể dục nhiều hơn nữa. Alta HR cung cấp cho bạn tất cả các chức năng giám sát bằng thiết kế khá mỏng và phong cách trên cổ tay, và tuổi thọ pin của máy là 7 ngày. Nhưng hạn chế duy nhất của Alta HR là thiếu tính chống thấm nước.
Fitbit Charge 2 ( giá khoảng 3,1 triệu đồng): được đánh giá là vòng theo dõi sức khoẻ tốt nhất mà Fitbit sản xuất. Với thiết kế khá đẹp, đa năng, Charge 2 có thể đếm bước chân, theo dõi giấc ngủ, đánh thức bạn dậy mà không làm phiền người nằm cạnh, bạn chạy bộ với nó, đạp xe với nó, tập gym, nâng tạ…, tóm lại là nó có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của một người chơi thể thao nghiệp dư. Mặc dù ứng dụng Fitbit vẫn dễ sử dụng, nhưng Charge 2 điều hướng hơi khó khăn, đòi hỏi nhiều lần nhấp chuột hoặc nhấn mạnh hơn lên màn hình cảm ứng để thay đổi hành động. Charge 2 cũng không có khả năng chống thấm nước, nhưng với một màn hình đo tỷ lệ nhịp tim và định vị GPS cùng nhiều tính năng khác đi kèm nếu bạn kết nối với smartphone.
Garmin Vivosmart 3 (giá khoảng 2,8 triệu đồng): có một thiết kế nhỏ gọn hơn các phiên bản trước đây của các dòng Vivosmart. Dây đeo của chiếc Vivosmart 3 là dạng khóa, như đồng hồ thông thường. Mình thích dạng khóa này hơn là dạng nút (như trên chiếc Samsung Gear Fit 2 hay Misfit Shine 2). Do là sản phẩm hướng đến việc sử dụng khi chơi thể thao nên dây đeo được làm bằng silicon để tránh bị thấm nước và mồ hôi, thiết kế liền mạch từ đầu đến cuối, chỉ lộ ra màn hình ẩn dưới lớp sillicon trong suốt. Vivosmart 3 còn được Garmin công bố là có thể mang khi bơi được, theo thang đánh giá là 5ATM, chịu được đến độ sâu 50m. Các tính năng khác bao gồm điều khiển nhịp tim và điều khiển âm nhạc cho điện thoại thông minh của bạn. Tuổi thọ pin là năm ngày, nhưng nó thiếu tính năng GPS so với các mẫu đắt tiền hơn và ứng dụng của Garmin được coi là một chút khó khăn để điều hướng.
Garmin Forerunner 235 (giá khoảng 6,4 triệu đồng) là sản phẩm dành cho các bạn yêu thích thể thao như thích chạy bộ hoặc các môn vận động khác, nó có thể đếm bước, đếm khoảng cách, năng lượng tiêu thụ, vẽ bản đồ bạn đã chạy được nhờ vào GPS/GLONASS tích hợp sẵn. Điều đặc biệt nữa là Forerunner 235 hiện rất tốt các thông báo của điện thoại, từ tin nhắn Facebook, iMessage, Skype, đến đọc tiêu đề email. Forerunner 235 vẫn sử dụng dây cao su mềm, êm, mặt đồng hồ đường kính 45mm, màn hình luôn luôn sáng để hiện thông tin, pin dùng được khoảng 9 ngày theo quảng cáo, và nếu dùng để track GPS thì sẽ hoạt động được 9 tiếng liên tục. Forerunner 235 sử dụng kẹp sạc tiếp xúc, đồng hồ chống nước và có thể mang đi bơi, đi tắm thoải mái.
Fitbit Ionic (giá khoảng 6,8 triệu đồng): là cái tên mới nhất tham gia vào thị trường smartwatch, dù thương hiệu Fitbit đã có nhiều năm làm vòng đeo sức khỏe. Sản phẩm kế thừa các công nghệ theo dõi chuyển động, kết hợp với nền tảng phần mềm sau khi mua lại Pebble hồi năm ngoái. Smartwatch đầu tiên của Fitbit có khung bằng nhôm, đeo khá nhẹ và thoải mái. Đồng hồ có thiết kế góc cạnh nhưng không tạo cảm giác nặng nề như một số sản phẩm cùng kích thước. Mặt dưới đồng hồ là hệ thống cảm biến, được làm hơi lồi lên mà theo nhà sản xuất để giúp đo chính xác hơn các chỉ số sức khỏe của người đeo. Nó bao gồm cảm biến nhịp tim PurePulse, mắt đọc chỉ số bão hòa oxy SpO2 - trang bị mà không nhiều smartwatch có. Các dữ liệu đo được sẽ cho phép người dùng biết được mức độ luyện tập của mình, thời gian cũng như chất lượng giấc ngủ, sức khỏe tim mạch và thậm chí cả nhịp thở. Những thông số trên dễ dàng lưu trữ và xem trên smartphone. Ionic chạy hệ điều hành Fitbit OS với nền tảng ứng dụng App Gallery và cũng đi kèm Fitbit Pay để người dùng thanh toán điện tử thông qua NFC. Thời lượng pin là ưu điểm của thiết bị khi có thể dùng bốn ngày mới phải sạc, nhưng nếu bật GPS liên tục thì chỉ được 10 giờ.
Apple Watch Series 3 (giá khoảng12,4 triệu đồng): được xem là đỉnh cao của những tiến bộ gần đây của Apple trong công nghệ smartwatch. Nó cũng là một trong những thiết bị được tích hợp các tiện ích luyện tập thể dục hàng đầu trên mạng, hữu ích cho việc chạy, bơi lội và theo dõi sức khỏe. Nó có thể giám sát một loạt các bài tập với watchOS4, đi kèm với một màn hình nhịp tim, và sẽ sớm có thể kết nối với một loạt các thiết bị phòng tập thể dục, đăng nhập dữ liệu của bạn khi bạn cần. Series 3 cũng là thiết bị smartwatch đầu tiên có khả năng gọi, nhận cuộc goi di động bên cạnh khả năng duyệt email và tin nhắn văn bản, và vì có kết nối 4G nên người dùng sẽ có quyền truy cập vào một loạt các ứng dụng như WhatsApp và Spotify khi đang di chuyển. Điều đáng tiếc là tuổi thọ của pin khá hạn chế và thiết bị cũng khá đắt.
Hoàng Thanh (theo Telegraph)
Ý kiến bạn đọc