10 lễ hội mùa xuân độc đáo nhất Việt Nam

21:45, 30/01/2017
|

 Không chỉ đem lại may mắn đầu năm, những lễ hội mùa xuân này còn mang đến trải nghiệm khó quên cho những ai có dịp tham gia.

Hội rước pháo làng Đông Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được tổ chức từ mùng 4 – 6 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội mùa xuân này là màn rước pháo, khi hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.
Hội rước pháo làng Đông Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) được tổ chức từ mùng 4 – 6 tháng Giêng để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội mùa xuân này là màn rước pháo, khi hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương.

 

Đến hẹn lại lên, từ các ngày 4 - 6 Tết Âm lịch, làng Mai Động (Hà Nội) lại mở hội vật và đấu vật cầu đầu xuân. Đây là giải thể thao thường niên đầu xuân đồng thời là lễ hội của làng Mai Động nhằm tưởng nhớ tới danh tướng Nguyễn Tam Trinh (thời Hai Bà Trưng). Trước khi đấu vật diễn ra là lễ rước thánh kiệu đúng tục lệ. Hội vật sẽ tổ chức ngay trong sân đình làng Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong khi địa điểm thi đấu vật cầu là một sân rộng cạnh đình làng Thúy Lĩnh.
Đến hẹn lại lên, từ các ngày 4 - 6 Tết Âm lịch, làng Mai Động (Hà Nội) lại mở hội vật và đấu vật cầu đầu xuân. Đây là giải thể thao thường niên đầu xuân đồng thời là lễ hội của làng Mai Động nhằm tưởng nhớ tới danh tướng Nguyễn Tam Trinh (thời Hai Bà Trưng). Trước khi đấu vật diễn ra là lễ rước thánh kiệu đúng tục lệ. Hội vật sẽ tổ chức ngay trong sân đình làng Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) trong khi địa điểm thi đấu vật cầu là một sân rộng cạnh đình làng Thúy Lĩnh.

 

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.
Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

 

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam (tổ chức từ mùng 5 - 7 tháng Giêng) là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên lễ hội được diễn ra vào thế kỷ 10 ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Cao trào của lễ hội là lễ rước nước lên chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn...
Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam (tổ chức từ mùng 5 - 7 tháng Giêng) là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội. Lần đầu tiên lễ hội được diễn ra vào thế kỷ 10 ở Hà Nam, trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009. Cao trào của lễ hội là lễ rước nước lên chùa Đọi; hội thi vẽ và trang trí trâu; tổ chức giải vật Tịch điền Đọi Sơn...

 

Vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm, khách thập phương lại nô nức tụ về lễ hội đả cầu cướp phết ở Bàn Giản (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) để cầu may, cầu an cho một năm mới. Có nguồn gốc vào thời đại Hùng Vương dựng nước, lễ hội là hình thức diễn tích cảnh toàn dân đánh giặc được nâng cao thành lễ thức: Mồng phết làm bằng gốc tre cong, trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh. Lễ hội khiến nhiều người tham gia lấm lem bùn đất nhưng ai cũng vui vẻ với tâm trạng của người chiến thắng.
Vào ngày 7 tháng Giêng hàng năm, khách thập phương lại nô nức tụ về lễ hội đả cầu cướp phết ở Bàn Giản (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) để cầu may, cầu an cho một năm mới. Có nguồn gốc vào thời đại Hùng Vương dựng nước, lễ hội là hình thức diễn tích cảnh toàn dân đánh giặc được nâng cao thành lễ thức: Mồng phết làm bằng gốc tre cong, trổ hình đầu ngựa, tượng trưng cho kỵ binh, cướp bằng tay tượng trưng cho bộ binh. Lễ hội khiến nhiều người tham gia lấm lem bùn đất nhưng ai cũng vui vẻ với tâm trạng của người chiến thắng.

 

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc với làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bến, dưới thuyền. Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...
Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Hội Lim được coi là nét kết tinh độc đáo của vùng văn hoá Kinh Bắc với làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng. Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bến, dưới thuyền. Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm...

 

Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Vào lễ hội này, tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng có công dưới thời vua Hùng. Lễ vật là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con, sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Tháp tùng các “ông” lợn đi thi là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ và nhiều đội múa khác
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng Giêng Âm lịch, làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội lại tổ chức lễ hội rước “ông” lợn. Vào lễ hội này, tất cả các thôn xóm trong làng đều sửa lễ để ra đình cúng tế một vị thần hoàng làng, nguyên là một bộ tướng có công dưới thời vua Hùng. Lễ vật là một “ông” lợn to và đẹp nhất, được mổ và để nguyên con, sau đó trang trí thật đẹp mắt, được đưa vào đình cúng tế và dự thi. “Ông” lợn của xóm nào to và đẹp nhất sẽ đạt giải nhất. Tháp tùng các “ông” lợn đi thi là các đội múa rồng, múa sư tử, đội nhạc lễ và nhiều đội múa khác

 

Lễ khai ấn đền Trần Nam Định là một trong những tập tục đẹp được gìn giữ từ lâu đời. Nghi lễ này bắt đầu được tiến hành vào năm 1239 của triều đại nhà Trần để tế tiên tổ. Theo sử sách, tại phủ Thiên Trường, khi vào lễ, vua Trần sẽ mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông sau đó, lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Ngày nay, lễ khai ấn diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng song hành cùng nhiều hoạt động văn hoá phong phú, độc đáo.
Lễ khai ấn đền Trần Nam Định là một trong những tập tục đẹp được gìn giữ từ lâu đời. Nghi lễ này bắt đầu được tiến hành vào năm 1239 của triều đại nhà Trần để tế tiên tổ. Theo sử sách, tại phủ Thiên Trường, khi vào lễ, vua Trần sẽ mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên - Mông sau đó, lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Ngày nay, lễ khai ấn diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng song hành cùng nhiều hoạt động văn hoá phong phú, độc đáo.

 

Lễ hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 16 - 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ 2 TCN. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu ra đời từ đó.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu diễn ra tại xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc từ ngày 16 - 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ 2 TCN. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu ra đời từ đó.

 

Lễ hội Phủ Giầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) là lễ hội tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc
Lễ hội Phủ Giầy (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định) là lễ hội tôn vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", vị thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam. Lễ hội kéo dài từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 Âm lịch. Ngoài những hình thức lễ thông thường như ở các di tích tôn giáo khác như đặt lễ, thắp hương, khấn vái, xin âm dương, hóa vàng lễ ở các di tích thờ Mẫu nói chung và Phủ Giầy nói riêng, có thêm hình thức đặc biệt là hầu đồng (hầu bóng). Ảnh: Internet.

Theo Kiến Thức 


Ý kiến bạn đọc