Phương pháp đơn giản cứu 750.000 trẻ sinh non mỗi năm

10:59, 17/11/2012
|

(VnMedia) -  Các chuyên gia về sức khỏe của Liên hợp quốc cho biết, có thể cứu vớt sinh mạng cho ít nhất 750.000 trẻ sinh non trên thế giới mỗi năm bằng các biện pháp đơn giản và không tốn kém nhằm hạn chế tình trạng sinh thiếu tháng, sát thủ hàng đầu đối với sẻ sơ sinh.

Theo đó, có nhiều hình thức can thiệp để cứu mạng sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ sinh non.
Những sự can thiệt này thật đơn giản, không đòi hỏi điều trị tích cực bằng chuyên môn cao, chẳng hạn như tiêm xteoit trực tiếp cho thai phụ nhằm ngăn chặn tình trạng đẻ non. Dùng nhiệt độ cơ thể của chính người mẹ để sưởi ấm cho con cũng là một biện pháp hữu hiệu nhằm giữ mạng sống cho trẻ sinh non.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, cần phải nâng cao nhận thức về việc hồi sức cấp cứu và sử dụng kháng sinh rộng rãi hơn để điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh vì đối tượng này dễ bị nhiễm bệnh và thường gặp vấn đề về đường hô hấp.

Theo thống kê của WHO, mỗi năm thế giới ghi nhận 15 triệu trẻ sinh non, tính theo tỷ lệ là 1/10 trẻ sơ sinh. Trong số này có tới 1 triệu trẻ tử vong, chưa kể con số không thể thống kê nổi những trẻ bị tàn phế suốt đời về thể chất, thần kinh hoặc không có khả năng học tập khi lớn lên vì sinh non.

Dấu hiệu nhận biết sinh non:

-  Chảy dịch: Nếu bạn thấy có bất kì sự chảy nước bất thường hay hôi hám thì nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
-
Bệnh lây truyền qua đường sinh dục: Nếu bạn đã được chẩn đoán bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn strep B thì cũng nên thường xuyên đi khám.  
Thai thay đổi kiểu chuyển động: Nếu thai nhi thay đổi kiểu chuyển động thì bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ sớm.
-
Đa ối: Nếu siêu âm cho biết bạn sẽ sinh đôi hoặc sinh ba hay có nhiều nước ối hơn bình thường thì bạn cũng rất dễ bị sinh non. 
-
Bất thường về dạ con và nhau thai: Nếu kết quả siêu âm cho thấy bạn có bất thường về dạ con hay xơ tử cung hoặc có nhau thai thấp thì bạn có nguy cơ cao bị sinh non. 
-
Bị áp lực ở khung xương chậu và âm đạo, hay cảm giác em bé chuẩn bị rơi ra trước tuần thứ 36. 
-
 Co thắt dạ con diễn ra nhiều hoặc ít hơn thông thường (4,5 lần/giờ).
-
Cơn đau đến rồi đi và có thể xuất hiện ở bụng dưới hoặc sau lưng.
-
Không thấy dịch hoặc chỉ nhỏ giọt.

Cần phải uống đủ nước để tránh làm dạ con khó chịu và không bị sót nước tiểu dẫn đến viêm nhiễm và sinh non. Chẩn đoán sớm, bạn có thể ngăn chặn được sinh non.


Minh Hải

Ý kiến bạn đọc