"Thần dược" chống say nắng mùa hè

13:42, 13/07/2012
|

(VnMedia) - Nhiều người thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời của mùa hè rất dễ bị say nắng. Một số thực phẩm sau đây có thể giúp bạn phòng chống bị say nắng.

Nước cam

 Ảnh minh họa

Trong cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, đó chính là thần dược giúp phòng tránh những nguy hại từ ánh nắng mặt trời. Mỗi ngày một cốc nước cam không chỉ cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể mà còn giúp bạn phòng chống ánh nắng rất tốt. Trong cam có chất oxy hóa giúp tăng cường khả năng đàn hồi cho da và giúp da sáng dần lên.

Nước chanh

Ai trong chúng ta cũng đều biết, nước chanh là loại nước uống tuyệt vời của mùa hè vì chúng rất giàu vitamin C. Chúng có thể giúp bạn loại bỏ được các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn thường diễn ra vào ngày hè oi ả.

Xoài xanh

Xoài được coi là thần dược chống say nắng. Trong xoài giàu vitamin C, làm tăng hệ miễn dịch và ngăn chặn cảm lạnh mùa hè. Bạn có thể ăn xoài xanh hoặc ngâm xoài xanh với chút muối, ớt để khoảng 30 phút sau thì ăn sẽ chống say nắng rất hiệu nghiệm.

Nước dừa

Trong nước dừa có chứa nhiều hàm lượng magie, kali, muối, đường tự nhiên. Những thành phần này vừa giúp cơ thể bớt háo nước vừa giải nhiệt và các tác dụng chống say nắng rất tốt.

Dưa hấu

Ảnh minh họa

Dưa hấu không chỉ giúp giải độc và làm dịu cơn khát, nó còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bạn nên tăng cường ăn dưa hấu vào mùa hè. Dưa hấu có chứa nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe như đường mía, gluco, fructose, citrulline, axit propionic, alanine, axit glutamic, arginine, axit phosphoric, axit malic, muối, carotene, vitamin C… đều tốt cho chống say nắng.

Mướp đắng

Mướp đắng là trái cây có tính mát, vị đắng, công dụng giúp giải nhiệt tốt và giảm bớt mệt nhọc. Vì thế các chuyên gia thường khuyên vào mùa hè bạn nên tăng cường ăn mướp đắng để cải thiện sức khỏe và phòng chống say nắng.
 
Dưa chuột

Theo các nhà khoa học, dưa chuột là trái cây có tính mát và đắng nên có thể giúp cơ thể hạ nhiệt. Ăn dưa chuột vào mùa hè được xem như lựa chọn hữu ích. Dưa chuột thúc đẩy bài tiết nước và hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể và phòng tránh say nắng.

Sữa

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng giảm nhiệt và phòng chống say nắng. Khi cơ thể bạn đổ mồ hôi, căng cơ, buồn nôn, đau đầu ...thì hãy uống sữa hoặc ăn sữa chua.

Củ hành

Trong hành có chứa hàm lượng lưu huỳnh cao nên khi ăn hành củ bạn có thể ngăn được cơn sốt mà có thể chống được say nắng.

Bí ngô

Trong quả bí ngô có chứa nhiều chất beta-carotene, thành phần giúp bảo vệ sức khỏe của da. Beta-carotene chuyển hóa thành vitamin A- chất cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của các mô da. Ttheo đông y thì bí ngô còn giúp hạ nhiệt và chống say nắng tốt.

Uống nhiều nước

Ảnh minh họa

Để phòng tránh say nắng, những người phải làm việc nhiều trong môi trường có nhiệt độ cao, làm việc ngoài trời,... cần phải được trang bị mũ, nón che kín đầu và gáy. Uống nhiều nước khi khát, nước nên pha thêm một chút muối. Nước có vai trò điều chỉnh hệ thống làm mát cơ thể.

Những người dễ bị say nắng
 

- Trẻ em: Nếu đi ra ngoài giữa trời nắng nóng do cơ thể phát triển chưa được hoàn thiện, dẫn đến việc điều tiết thân nhiệt cơ thể kém.

 

- Phụ nữ có thai và sản phụ là đối tượng có sức khỏe yếu. 

- Người cao tuổi: Do tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại, hoạt động của hệ tuần hoàn bị suy yếu, cơ thể tỏa nhiệt không nhanh.

 

- Người mắc bệnh tim mạch: Do thời tiết nóng nực khiến thần kinh phấn chấn, tăng gánh nặng cho tim. 
 

- Người bị viêm nhiễm, suy dinh dưỡng: Có thể khiến hơi nóng trong người tăng lên nhanh chóng, vi khuẩn và virus làm cho cơ thể tiết ra những chất không có lợi cho việc tỏa nhiệt nên dễ bị say nắng. 
 

Trường hợp nhẹ, người bệnh có cảm giác khó thở, mỏi mệt như sắp ngất, mặt đỏ, da khô và nóng, các mạch máu ở cổ, thái dương đập mạnh, các động tác chậm chạp, thiếu chính xác, có thể sốt 38-39 độ C. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhức đầu nhiều, chuột rút, đau bụng, nôn mửa, có thể ngất, mê man, ngừng thở, tim đập nhanh... thậm chí có người đang làm việc ngất đi ngã tại chỗ, co giật, mê man... Những trường hợp này nếu không được cấp cứu nhanh chóng và có hiệu quả thì rất dễ tử vong.


Phạm Minh - (theo Health, Timesofindia)

Ý kiến bạn đọc