Uống nhiều nước giúp giảm nguy cơ béo phì

17:43, 01/02/2016
|

Uống nhiều nước từ lâu được các chuyên gia y tế khuyến cáo rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mới đây, một nghiên cứu còn chỉ ra, uống nhiều nước còn tác động lớn đến chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ, giúp trẻ tránh xa nguy cơ thừa cân, béo phì.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Nghiên cứu dựa trên việc khảo sát từ mốc năm 2008-2013, khi Sở Y tế và Sở Giáo dục New York, Mỹ đã tiến hành cung cấp hệ thống nước uống bằng vòi cho 40% trường học ở New York.

Các nhà khoa học đã nhận thấy, khi trường có vòi nước, số lượng nước học sinh uống tăng lên gấp ba và lượng sữa học sinh uống vào giảm đi hẳn, đồng nghĩa với việc tiêu thụ chất béo và đường có trong sữa cũng giảm đi đáng kể.

Từ đó, các nhà khoa học đã so sánh chỉ số BMI học sinh các trường được cung cấp vòi nước uống trong ít nhất ba tháng với chỉ số BMI học sinh ở các trường không có vòi nước uống thì cho ra kết giảm đáng kể từ 0,022 (nữ) đến 0,025 (nam).

Tương quan với chỉ số BMI, nguy cơ thừa cân của học sinh các trường có vòi nước uống cũng giảm từ 0,6% (nữ) đến 0,9% (nam). Điều này một lần nữa cho thấy việc uống nhiều nước giúp trẻ nhỏ (và cả người lớn) hạn chế và phòng ngừa được nguy cơ thừa cân, béo phì một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, khi uống nhiều nước, chúng ta cũng hạn chế cảm giác thèm đồ ăn vặt hơn khi uống ít nước, giúp tránh nạp vào các chất béo có hại cho sức khỏe và dễ gây béo phì, thừa cân hơn bình thường.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.

Muốn trẻ bớt béo phì, cứ cho uống nhiều nước

Các trường học nên tăng khả năng tiếp cận nguồn nước uống cho học sinh trong trường để giảm chỉ số khối cơ thể (BMI) của trẻ, bảo vệ trẻ khỏi thừa cân, béo phì. Đây là kết luận một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Trung tâm Y khoa Langone thuộc ĐH New York (Mỹ) công bố trên tạp chí JAMA Pediatrics.

Năm 2008-2013, Sở Y tế và Sở Giáo dục New York đã cung cấp hệ thống nước uống bằng vòi cho 40% trường học ở New York. Khi trường có vòi nước, số lượng nước học sinh uống tăng lên gấp ba và lượng sữa học sinh uống vào giảm đi hẳn.

Kết quả, so với chỉ số BMI học sinh các trường không có vòi nước uống, chỉ số BMI học sinh các trường được cung cấp vòi nước uống trong ít nhất ba tháng đã giảm từ 0,022 (nữ) đến 0,025 (nam). Nguy cơ thừa cân của học sinh các trường có vòi nước uống cũng giảm từ 0,6% (nữ) đến 0,9% (nam).

Theo các nhà khoa học, cần có thêm nghiên cứu về ảnh hưởng của việc giảm uống sữa của học sinh lên chỉ số BMI.


Ý kiến bạn đọc