Ai không nên uống chè vằng?

19:34, 02/01/2016
|

Chè vằng được biết đến là thức uống bổ duỡng và lợi sữa cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, đây lại là đồ uống mà không phải ai cũng nên uống thường xuyên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chè vằng có tính mát, thanh nhiệt, hỗ trợ giải độc cho gan. Tuy vậy, những đối tuợng duới đây không nên uống chè vằng để đảm bảo sức khỏe.

Trẻ em duới 2 tuổi

Mặc dù chè vằng lợi tiểu, mát gan nhưng đối với trẻ em duới 2 tuổi bạn không nên cho trẻ uống loại chè này bởi có thể có tác dụng ngược lại. Đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi, bạn có thể cho trẻ uống với liều luợng vừa phải, song tốt nhất là nên hỏi ý kiến của duợc sĩ truớc khi cho trẻ uống.

Nguời bị huyết áp thấp

Mặc dù chè vằng khá lành tính, nhưng những người bị huyết áp thấp nếu thuờng xuyên sử dụng sẽ dễ gây ra các hiện tuợng như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu…Những trường hợp này nên giảm tối đa tần suất uống chè vằng.

Phụ nữ đang mang thai

Ngoài tác dụng lợi sữa, thanh nhiệt, mát gan, thanh lọc cơ thể, chè vằng còn có một tác dụng vô cùng "quan trọng" nữa đó là co bóp cổ tử cung để đẩy máu ứ đọng ra ngoài. Do đó khi các mẹ đang mang bầu thì tuyệt đối không nên uống vì có thể gây sinh non, hoặc sẩy thai, dọa sẩy thai.

Người bị cao huyết áp

Từ lâu, chè vằng được biết đến như một loại đồ uống bổ dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng như đối tượng có huyết áp thấp, những người bị cao huyết áp cũng không nên uống chè vằng thường xuyên mà nên hạn chế tối đa.

Bởi tính mát gan và thanh nhiệt cơ thể của chè vằng có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp của các bệnh nhân này, thậm chí gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe.

Chè vằng tuy có rất nhiều công dụng quý đối với sức khỏe chúng ta, nhưng cần lưu ý những trường hợp không nên uống hoặc hạn chế tối đa việc uống chè vằng. Đồng thời, việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng cũng là điều mà bạn cần hết sức lưu ý.

Tác dụng chữa bệnh bằng chè vằng

- Dùng riêng: Phụ nữ nông thôn sau khi đẻ thường lấy cành lá chè vằng phơi khô, nấu nước uống hằng ngày cho khỏe, chóng lại sức, chống thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn. Có thể dùng dạng thuốc hãm hay thuốc sắc với liều lượng mỗi ngày là 20 – 30g.

Chữa áp-xe vú: Chè vằng có tác dụng kháng khuẩn mạnh: dùng lá chè vằng để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm ít cồn 50 độ, cho xâm xấp, rồi đắp. Ngày làm 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều: Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau bụng kinh, bế kinh: Cành lá chè vằng cắt nhỏ, phơi khô, 1kg nấu với 3 lít nước trong 3 – 4 giờ, rút nước đầu, nấu lại với 2 lít nước trong 2 giờ rồi trộn hai nước lại, cô thành cao mềm. Mỗi ngày uống 1 – 2g với nước ấm.

Chữa bệnh răng miệng: Dùng lá chè vằng tươi rửa sạch, cho bệnh nhân nhai ngậm để chữa bệnh nha chu viêm. Ngoài ra, chè vằng được đun lấy nước rửa vết thương.

- Dùng phối hợp: Chữa đau gan, vàng da: chè vằng 20g, ngấy hương 20g thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm 1 lần trong ngày. Hoặc chè vằng 20g; nhân trần 20g; chi tử; lá mua; vỏ núc nắc, rau má, lá bồ cu vẽ, vỏ cây đại mỗi thứ 12g; thanh bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.


Ý kiến bạn đọc