(VnMedia) - Rất khó để có thể nói được giới lãnh đạo Mỹ chính xác đang nghĩ gì khi họ quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt một cách không thích hợp nhằm vào
Nga, Trung ngày càng thân thiết |
"Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang gần gũi, thân thiết hơn bất kỳ thời điểm nào trong vòng 50 năm trở lại đây, tạo cho họ cơ hội để tái thiết lập lại trật tự toàn cầu theo ý muốn của họ," hai nhà phân tích Mathew Burrows và Robert A. Manning đã đưa ra nhận định như vậy trong bài viết được đăng tải trên tạp chí National Interest.
Thời khi mà hai ông Richard Nixon và Henry Kissinger tìm mọi cách khoét sâu mâu thuẫn giữa Nga và Trung Quốc đã qua. Hiện tại, cả hai nước Nga, Trung dường như đang trở thành đồng minh tự nhiên của nhau, gặt hái rất nhiều kết quả trong mối quan hệ hợp tác song phương, cùng nhau đối mặt với những thách thức tương tự và quan tâm đến việc tìm kiếm những giải pháp cùng có lợi chung trong khuôn khổ một thế giới đa cực.
"Tương lai lâu dài của ngành năng lượng Nga nằm ở Châu Á và gần nửa trong con số một nghìn tỉ USD trong các giao dịch khí đốt cũng như dầu mỏ với Trung Quốc sẽ giúp tiếp lực cho nền kinh tế đang đi xuống của Nga. Trung Quốc giành được một đối tác quý giá cho việc ổn định và hiện đại hóa khu vực Âu-Á thay vì phải đối mặt với một đối thủ. Khu vực Âu-Á được Trung Quốc ngày càng xem là khu vực đem lại tương lai kinh tế cho nước này chứ không phải là một khu vực chán ngắt, thiếu sinh khí. Với chiến lược “Một vành đai, Một con đường" (One Belt, one Road) hướng về phía tây vùng Âu-Á, Trung Quốc đang tìm cách biến “điểm yếu”, nơi dễ bị tổn thương của họ - một đường biên giới chung với 14 quốc gia, thành một tài sản chiến lược”, các nhà phân tích nhấn mạnh.
Mối quan hệ đối tác thành công giữa Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các nước Âu-Á khác cũng như các nước ở Châu Phi và Châu Mỹ Latin.
"Tuy nhiên, thực sự có một Cuộc Chơi Lớn đang diễn ra nhưng chúng ta đang bị vượt mặt", hai nhà phân tích Burrows và Manning cho biết trong bài báo có nhan đề: “Ác mộng tồi tệ nhất của nước Mỹ: Nga và Trung Quốc đang ngày một thân thiết hơn”.
Quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới – Nga và Mỹ vốn từ lâu đã “cơm không lành, canh không ngọt” vì nhiều vấn đề, trong đó có kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ ở Châu Âu. Mối quan hệ này leo thang căng thẳng cao độ kể từ hồi năm ngoái khi cuộc khủng hoảng ở
Trong bối cảnh bị Mỹ cùng các đồng minh bao vây, o ép, Nga rõ ràng không còn cách nào khác là phải tìm đến với Trung Quốc, với các đối tác ở Châu Á. Điều này đương nhiên sẽ đem lại hậu quả rất xấu cho chính Mỹ. Có vẻ như Washington đang hứng đòn “gậy ông đập lưng ông” từ chính sách của mình.
“Mỹ tìm mọi cách hạn chế ảnh hưởng kinh tế, chính trị quân sự của Nga”
Nhà phân tích chính trị Eugene Chausovsky tin rằng, Washington đang tận dụng mọi phương tiện trong kho vũ khí của mình để “hạn chế khả năng của Nga trong việc vươn rộng ảnh hưởng ra bên ngoài biên giới nước này”.
Chiến lược nói trên đã ra đời từ những ngày đầu của cuộc Chiến tranh Lạnh và nó nổi tiếng với tên gọi chính sách kiềm chế.
Người ta có thể nghĩ rằng, chính sách kiềm chế đã “yên nghỉ” khi cuộc đối đầu kéo dài nhiều thập kỷ giữa Nga với phương Tây kết thúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chính sách này “chưa bao giờ thực sự kết thúc”, ông Chausovsky nhấn mạnh. "Ngay lúc này, Mỹ đang tích cực áp dụng chính sách đó” với Nga.
Lý do để chiến lược kiềm chế có tuổi thọ lâu như vậy là rất đơn giản – mệnh lệnh địa chính trị là trung tâm của chính sách kiềm chế không hề mất đi cách đây 25 năm mà nó vẫn tồn tại. Mệnh lệnh đó dựa trên tư tưởng cho rằng
Ý kiến bạn đọc