(VnMedia) - Hai người bạn thân thiết một thời – Nga và Đức đang lao vào cáo buộc, tố tội nhau. Có vẻ như tình bạn bị thử thách bởi cuộc khủng hoảng
Tổng thống Nga Putin (bên trái) và Thủ tướng Đức Merkel |
Moscow hôm qua (17/6) cáo buộc NATO đang làm hồi sinh lại bóng ma thời Chiến tranh Lạnh bằng cách xâm lấn ngày một lại gần đến biên giới Nga và tìm cách thay đổi thế cân bằng chiến lược. Trong khi đó, Đức lên án việc
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh vì cuộc khủng hoảng ở
"Không phải Nga đang xâm lấn biên giới của nước khác. Chính bộ máy quân sự của NATO đang tiến tới xâm lấn biên giới của Nga”, phát ngôn viên điện Kremlin – ông Dmitry Peskov gay gắt cáo buộc. "Vì thế, Nga buộc phải hành động để bảo vệ các lợi ích của riêng mình và an ninh của riêng mình”.
Ông Peskov tố cáo, phương Tây đang ngày càng có xu hướng muốn dùng đến những ngôn từ “đối đầu và thiếu tính xây dựng” thời Chiến tranh Lạnh.
Trước đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin “dọa dẫm” hạt nhân sau khi Nhà lãnh đạo Nga thông báo, Moscow trong năm nay sẽ tiếp nhận thêm tới hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào kho vũ khí hạt nhân của nước này.
Về phần mình, ngày hôm qua, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã không ngại ngần lên tiếng chỉ trích Tổng thống Putin về việc hành xử kiểu thời Chiến tranh Lạnh.
Nga và phương Tây cáo buộc lẫn nhau về việc gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu và cuộc tranh cãi mới nhất đã làm leo thang cuộc đối đầu Đông-Tây vốn đang nóng bỏng vì cuộc khủng hoảng ở
Ngoại trưởng các nước Nga, Pháp, Đức và Ukraine sẽ có cuộc gặp ở thủ đô Paris vào ngày 23/6 để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine – nơi thỏa thuận ngừng bắn được áp dụng 4 tháng qua đã giúp giảm đáng kể tình trạng giao tranh, đụng độ nhưng những cuộc đụng độ chết người vẫn gần như diễn ra hàng ngày.
Cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu của Tổng thống Putin hôm qua cho biết, Nga sẽ không bị lôi vào một cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây bởi điều này sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế của đất nước.
"Nga sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang. Nga sẽ cố gắng phản ứng theo một cách nào đó đối với những mối đe dọa nhất định nhưng sẽ không có gì vượt qua điều đó. Chúng tôi sẽ không bước vào một cuộc chạy đua vũ trang bởi điều đó làm tổn thương đến năng lực của chúng tôi trong lĩnh vực kinh tế”, ôngYuri Ushakov nhấn mạnh.
Quan hệ Nga-Đức: Không thể cứu vãn?
Mối quan hệ giữa Nga và Đức ngày một xấu đi vì cuộc khủng hoảng ở
Nga và Đức từ lâu đã được xem là hai người bạn thân thiết hàng đầu ở Châu Âu. Người Đức có tình cảm sâu đậm với người Nga và ngược lại người Nga cũng dành tình cảm thắm thiết cho người Đức. Điều này xuất phát từ mối quan hệ đầy duyên nợ về mặt lịch sử giữa hai nước cũng như sự gần gũi về mặt địa lý. Đối với rất nhiều người dân Đức, người Nga là những người giải phóng họ, đã cứu
Quan hệ giữa Nga với Đức không chỉ dựa trên tình cảm gắn bó về mặt lịch sử, địa lý mà còn dựa trên lợi ích kinh tế to lớn. Hai nước là những đối tác kinh tế, đầu tư và thương mại hàng đầu của nhau.
Tuy nhiên, kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở
Đức cùng với đồng minh Mỹ và Châu Âu lao vào đổ lỗi, cáo buộc Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng, “tiếp tay” cho lực lượng ly khai để gây ra cuộc xung đột đẫm máu wor miền đông Ukraine. Dưới sức ép của Mỹ, Đức cùng các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu (EU) đã tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Từ người bạn thân của Nga, Đức bỗng chốc trở thành nước dẫn dắt Liên minh Châu Âu trong cuộc đối đầu với Nga.
Một nhà phân tích từng nhận định, cuộc khủng hoảng Ukaine đã giết chết giấc mơ liên minh Nga-Đức – một giấc mơ được ông Jean-Francois Thiriart đề xuất vào những năm 1960. Theo đề xuất này, Nga và Đức sẽ thiết lập một liên minh ở Châu Âu nhằm làm đối trọng với siêu cường Mỹ.
Quan hệ Nga-Đức xấu đi ảnh hưởng đến lợi ích của cả hai nước. Nền kinh tế Nga thời gian qua đã lao đao vì những đòn trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, Đức cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Đức là nước được cho là phải hứng đòn đau nhất do hậu quả “gậy ông đập lưng ông” gây ra từ chính sách đối đầu, trừng phạt Nga.
Moscow đương nhiên không thể tránh khỏi cảm giác thất vọng về Berlin bởi Đức đã vội vàng quay lưng với họ bất chấp hai nước nước từng gắn bó sâu sắc vì sợi dây kết nối liên quan đến lịch sử, địa lý, kinh tế, thương mại....
Ý kiến bạn đọc