(VnMedia) - Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức vào ngày mai (7/6) với mục đích ép các đồng minh Châu Âu tiếp tục gây áp lực với Nga. Tuy nhiên,
Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ khai mạc ở Đức vào ngày mai |
Giới chức Mỹ hôm qua (6/6) tiết lộ, Tổng thống Obama chắc chắn sẽ kêu gọi các nhà lãnh đạo EU tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức vào ngày mai.
Mặc dù không tham gia vào hội nghị G-7 năm nay nhưng chủ đề về Nga chắc chắn sẽ hot nhất và được ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự. Chính sách trừng phạt Nga của EU sẽ hết hạn vào cuối tháng này và EU được cho là đang đau đầu trước quyết định có nên tiếp tục theo đuổi việc trừng phạt Nga nữa hay không bởi chính họ cũng đang thấm đòn rất đau từ chính sách này.
Trong khi EU bắt đầu chùn bước thì Mỹ vẫn tiếp tục muốn gây áp lực đối với
Điều đáng nói là ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-7 và hội nghị của EU sắp tới, miền đông Ukraine bất ngờ chứng kiến một cuộc giao tranh đẫm máu chưa từng có trong nhiều tháng trở lại đây. Ngay lập tức, Mỹ đổ lỗi tình hình bạo lực leo thang trên cho Nga và dùng nó để thúc đẩy quyết tâm của các nước EU trong việc tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Vậy liệu Mỹ có thể thành công với mục tiêu tiếp tục lôi kéo các đồng minh trong EU theo chân họ đối đầu với Nga hay không?
Có nhiều lý do để tin rằng, lần này, Mỹ sẽ khó mà có thể tập hợp được một lực lượng phương Tây đoàn kết chống lại Nga. Hội nghị thượng đỉnh G-7 năm nay sẽ chứng kiến sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa 2 phe với một bên gồm Đức, Nhật Bản và các nước EU muốn hạ nhiệt quan hệ với Nga trong khi phía bên kia gồm Mỹ và Canada muốn tiếp tục đối đầu quyết liệt với Moscow.
Giới chức Đức gần đây liên tục có những phát biểu thể hiện sự thay đổi thái độ hoàn toàn với Nga. Thay vì tiếp tục muốn gạt
Vì sao nói Mỹ khó có thể lôi kéo các đồng minh tham gia cuộc đối đầu với Nga lần này? Có nhiều lý do. Trước hết, sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga, các nước, đặc biệt là EU nhận thấy rất rõ một thực tế rằng, chính sách này chẳng những không làm Nga thay đổi lập trường trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine mà còn khiến chính họ bị tổn thương. Viễn cảnh này đã từng được giới quan chức và giới phân tích ở Nga cũng như nhiều nước EU cảnh báo từ trước.
Những đòn trừng phạt của phương Tây áp đặt với Nga đã gây tổn hại rất nhiều đến nền kinh tế của Nga. Tuy nhiên, phương Tây lại không đạt được mục đích cao nhất mà họ mong muốn, đó là sự khuất phục của
Tuy nhiên, điều đáng nói hơn cả và điều gây tổn thương hơn cả đến EU chính là trong khi EU vất vả chống đỡ với những hậu quả tiêu cực từ chính sách trừng phạt Nga thì đồng minh dẫn dắt họ trong cuộc chiến này – Mỹ lại đang khoan khoái hưởng lợi. Điều này được phản ánh rõ nét thông qua các con số thống kê. Giá trị giao dịch thương mại giữa Nga và EU đã sụt giảm gần 10% trong hai tháng đầu tiên của năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo con số thống kê được Nga công bố, giao dịch thương mại giữa Nga và Mỹ đã tăng khoảng 6% trong cùng thời gian này, tạp trí hàng tuần Der Spiegel của Đức mới đây cho biết.
Các công ty của Mỹ vẫn tiếp tục làm ăn với các công ty của Nga mà không gặp khó khăn gì. Ngược lại, giới doanh nhân Châu Âu tiếp tục mất tiền và thị phần trên thị trường Nga vì chính sách trừng phạt.
Trong bối cảnh như này, chính quyền Tổng thống Obama sẽ khó mà ăn nói được trước giới lãnh đạo EU. Mỹ chắc chắn sẽ không thể thuyết phục EU tăng cường thêm các biện pháp trừng phạt Nga. Tuy nhiên, việc EU vẫn giữ nguyên các biện pháp trừng phạt Nga hiện nay là có thể xảy ra bởi phương Tây được cho là cũng sợ mang tiếng phải nhượng bộ trước
Mối quan hệ giữa Nga với phương Tây đã xấu đi nghiêm trọng kể từ khi cuộc khủng hoảng ở
Ý kiến bạn đọc