(VnMedia) - Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa đưa lên website của cơ quan này một bài viết vu cáo và xuyên tạc trắng trợn những diễn biến đang xảy ra trên thực địa - nơi Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam.
|
Bài viết trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã được đăng tải lại trên tờ Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Trung Quốc. Toàn bộ nội dung của bài báo này là những nội dung xuyên tạc, vu cáo trắng trợn, không thể chấp nhận được nhằm vào Việt
Trung Quốc ngang nhiên khẳng định khu vực mà nước này hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 là “thuộc chủ quyền của Trung Quốc” với luận điệu sai trái cho rằng khu vực đó cách quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý. Trung Quốc vẫn đòi quần đảo Hoàng Sa là của họ nhưng thực chất, năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đều đã lên tiếng phản đối hành động đó của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp và không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế quy định cấm sử dụng vũ lực xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác.
Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - cũng khẳng định rõ mộtnguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và việc Trung Quốc nói Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Vì thế, lập luận của Trung Quốc cho rằng khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong chủ quyền của họ là hoàn toàn sai trái, không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Việt
Từ nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt
Trong thời kỳ Pháp thuộc (từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối yêu sách của các nước khác đối với hai quần đảo này.
Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 – Hội nghị giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia. Tại Hội nghị này, Trưởng Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, Thủ tướng chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ 50 quốc gia tham dự còn lại. Mặt khác, đề xuất của đoàn Liên Xô trao chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc đã bị đa số đại biểu trong Hội nghị phản đối với tỷ lệ số phiếu là 46 phiếu chống.
Hiệp định
Rõ ràng, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt
Nực cười cáo buộc Việt Nam đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần
Sự thực những lời cáo buộc trên là như thế nào? Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tố tàu Việt
Thay vào đó, chính các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đưa tin công khai việc tàu thuyền của họ cố tình đâm va, phun súng vòi rồng và quấy nhiễu các tàu chấp pháp của Việt Nam đang hoạt động hợp pháp trong vùng biển của Việt Nam. Bản thân Trung Quốc cũng đã thừa nhận hành động của họ. Trong khi đó, Việt
Thực tế ở khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đối lập hoàn toàn với những lời cáo buộc, vu vạ trắng trợn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
Trung Quốc đưa hàng chục tàu thuyền, có thời điểm lên tới 140 tàu, trong đó có nhiều tàu chiến, tàu quân sự, tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ và cả máy bay chiến đấu vào vùng biển của Việt Nam để bảo vệ cho việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Nghiêm trọng hơn, các tàu của Trung Quốc liên tiếp có hành vi hung hăng, gây ảnh hưởng đến lực lượng chấp pháp của Việt
Suốt hơn một tháng qua, hành động của các tàu bảo vệ Trung Quốc vẫn là chặn đầu, khóa đuôi, ép mạn sẵn sàng đâm va khi các tàu của Việt Nam vào gần tuyên truyền, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan Hải Dương 981; chủ động đâm thẳng, dùng súng bắn nước công suất lớn nhằm làm hư hỏng trang bị, tàu thuyền của Việt Nam; dùng hệ thống âm thanh âm tần, đèn pha công suất lớn nhằm làm ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe của lực lượng trên tàu Việt Nam. Tuy nhiên, gần đây, Trung Quốc bắt đầu có những hành vi cực kỳ nguy hiểm.
Lực lượng tàu cá Trung Quốc có khoảng 40-45 chiếc chia thành 2 tốp, luôn ngăn cản các nhóm tàu đánh cá của Việt Nam đang đánh bắt ở ngư trường truyền thống Hoàng Sa, cách giàn khoan từ 30-40 hải lý về phía Tây Nam và Tây Tây Nam. Từ ngày 3/5 đến nay, các tàu bảo vệ Trung Quốc đã đâm va, phun nước gây thương tích cho 12 kiểm ngư viên và làm hư hỏng 24 tàu thực thi pháp luật của Việt Nam (5 tàu Cảnh sát biển gồm các tàu 4032, 4033, 2012, 2013, 2016; 19 tàu Kiểm ngư).
Đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc đã có các hành động uy hiếp, đâm chìm các tàu cá Việt Nam đang hoạt động khai thác bình thường, hợp pháp trên các ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Những hành động hung hăng của Trung Quốc đã được chứng thực bởi nhiều phóng viên quốc tế - những người đã tận mắt chứng kiến các diễn biến xảy ra ở thực địa. Phóng viên CNN mới đây cũng đã có bài viết kể lại tường tận những hành động hung hăng, ngang ngược của các tàu Trung Quốc ở vùng biển của Việt
Không phải vô cớ mà Trung Quốc gần đây phải đối mặt với sự chỉ trích, lên án chưa từng có của cộng đồng quốc tế đối với hành động của họ ở Biển Đông. Chỉ riêng điều này cũng đủ để nói lên tất cả, đủ để chứng minh sự thật nằm ở đâu.
Ý kiến bạn đọc