(VnMedia) - Một nghị sỹ cấp cao của Crimea hôm qua (3/3) cho biết đại diện của 3 thủ phủ hành chính phía nam Ukraine đã bày tỏ mong muốn và sẵn sàng trở thành một phần của nước cộng hòa tự trị này nếu quyền tự trị của Crimea được mở rộng trong cuộc trưng cầu dân ý.
Phó Chủ tịch Hội đồng Tối cao Crimea, ông Serhiy Tsekov cho biết, các nhà chức trách Crimea đã nhận được nhiều cuộc gọi từ “đại diện của các cơ quan chính quyền địa phương” ở Mykolaiv, Kherson và Odessa.
“Họ nghĩ rằng họ nên sát nhập với Crimea”, ông nói.
Nước cộng hòa tự trị Crimea của Ukraine, nơi sinh sống của chủ yếu là người dân tộc Nga hiện đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại đất nước này. Quốc hội Crimea hồi tuần trước đã bỏ phiếu để thông qua việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc mở rộng quyền tự trị của nước này vào ngày 30/3 tới.
Trong khi đó, trang tin N24 của Đức tối 1/3 vừa qua đưa tin rất nhiều người Crimea mong muốn đưa nước cộng hòa tự trị này sáp nhập trở lại vào lãnh thổ Nga.
Trong các cuộc tuần hành, những người đàn ông trong bộ đồ chiến đấu kiểm soát con phố đi vào thủ phủ Sevastopol ở Crimea và trên đầu họ gài lá cờ Nga. Họ mơ ngày trở lại "đất mẹ" Nga và muốn bảo vệ thành phố quê hương chống lại những người dân tộc chủ nghĩa Ukraine.
Một cựu sỹ quan Nga trong số này nói: "Chúng tôi không muốn bị phát xít điều hành."
Không chỉ có vậy, căn cứ không quân 204 của Ukraine cùng với 49 máy bay chiến đấu cũng đã chọn cách đứng về phía Chính phủ nước Cộng hòa tự trị Crimea và đi theo Nga.
Theo đó, hôm 3/3, ban lãnh đạo căn cứ không quân 204 tại Belbek (Sevastopol) công bố chuyển sang phía nhân dân Crimean. Tại sân bay Bel'bek có 45 máy bay chiến đấu MiG-29 và 4 máy bay huấn luyện L- 39. Trong số này, chỉ có bốn máy bay chiến đấu và một máy bay huấn luyện có thể hoạt động.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều binh lính thuộc Các Lực lượng Vũ trang Ukraine về đầu quân dưới sự chỉ huy của chính quyền nước cộng hòa tự trị Crimea.
Theo một quan chức giấu tên trong chính quyền Crimea, đã có tổng số 5.086 binh lính của Lực lượng Bộ Nội vụ Ukraine, Lực lượng Biên phòng và Lực lượng Vũ trang Ukraine tự nguyện đứng về phía nhân dân Crimea chỉ riêng trong 2 ngày mùng 2 và 3/3 vừa qua.
Thêm nữa, Tư lệnh vừa được bổ nhiệm của hải quân Ukraine đã thề trung thành với khu tự trị Crimea trước mặt lãnh đạo thân Nga của khu vực này vốn không được chính quyền trung ương thừa nhận này.
Chuẩn đô đốc Denys Berezovsky được bổ nhiệm là tư lệnh hải quân hôm 1/3 trong một động thái phản ứng của chính quyền Kiev trước mối đe dọa xâm lược từ Nga. Các lãnh đạo lâm thời của Ukraine đã ra lệnh điều tra ông này về tội phản quốc.
Trước đó, một chiến hạm hải quân của
Crimea xem xét chỉnh đồng hồ theo giờ Moscow
Trong một diễn biến liên quan khác, nhằm bày tỏ rõ ràng hơn sự “ngả theo phe” Nga của Crimea, các thượng nghị sỹ địa phương đang xem xét việc điều chỉnh giờ của nước này theo giờ Moscow.
Chủ tịch Thượng viện Crimea, ông Volodymyr Konstantynov hôm qua (3/3) cho biết, ông đã triệu tập một cuộc họp nhóm đột xuất nhằm trao đổi ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về việc vặn nhanh đồng hồ cả nước lên 2 giờ, để trùng với giờ của Moscow.
Đề xuất thay đổi giờ được đưa ra hôm qua (3/3) bởi Phó Chủ tịch Thượng viện Crimea – Serhiy Tsekov với lập luận rằng động thái này sẽ có lợi cho sức khỏe người dân. Được biết ,khoảng 60% dân số ở
Viện dẫn người dân Crimea chủ yếu là người dân tộc Nga, ông nói: “Nhiều năm nay, chúng ta vẫn thường băn khoăn rằng vì sao chúng ta phải sống theo giờ giấc xa lạ với giờ sinh học của chúng ta”.
Tuy nhiên, quyết định này vẫn chưa được chính phủ Crimea chính thức đưa ra.
Crimea hiện đang là trung tâm của cuộc khủng hoảng chính trị nóng bỏng ở Ukraine. Khu vực tự trị này đang quay lưng lại với chính phủ lâm thời mới ở Kiev sau khi chính phủ này lên cầm quyền bằng một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych và có những chính sách phân biệt đối xử nhằm vào những người gốc Nga.
Cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine được châm ngòi từ sự kiện chính phủ của Tổng thống Yanukovych hồi cuối năm ngoái bất ngờ hủy bỏ việc ký kết các thoả thuận chính trị, thương mại mang tính lịch sử với Liên minh Châu Âu (EU) chỉ vài ngày trước khi sự kiện này chính thức diễn ra. Thay vào đó, Kiev chọn con đường thiết lập quan hệ gắn bó hơn với Moscow.
Người ta tin rằng, những diễn biến ở Ukraine trong thời gian vừa qua được xem là “cuộc đấu” giữa Nga với Mỹ và Châu Âu nhằm tranh giành quốc gia Đông Âu. Các khu vực phía tây của đất nước Ukraine muốn có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với EU. Trong khi đó, khu vực phía đông Ukraine – chiếm phần lớn sản lượng kinh tế của đất nước, lại thiên về hướng thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga.
Ý kiến bạn đọc